Nhược cơ

   Trong chuyên ngành Thần kinh học, bệnh Nhược cơ cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học để nghiên cứu cơ chế bệnh nguyên, bệnh sinh, mặc dù đã thu được những kết quả ban đầu … nhưng nhìn chung vẫn chưa cho được kết quả như mong muốn, còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ như vai trò tuyến ức trong bệnh Nhược cơ? Tại sao bệnh nhược cơ là bệnh tự miễn dịch? Tại sao cơ thể lại sản sinh ra những chất chống lại chính mình?

Thuở còn đi học, tôi còn nhớ như in các thày dạy và sách giáo khoa trường đại học y đã viết rằng: Cơ thể của con người là một cỗ máy vô cùng tinh vi, khi còn trong bào thai, các tế bào bạch cầu đã được nhận diện tất cả các cơ quan trong cơ thể, để đến khi chúng ta chào đời, sẽ không có sự loại bỏ các cơ quan trong cơ thể bởi tế bào bạch cầu, duy nhất chỉ có hai cơ quan không được nhận dạng bởi tế bào bạch cầu đó là con ngươi của mắt và tinh hoàn của đàn ông, còn làm sao, tại sao lại như vậy thì người ta không biết, sự không biết được đó có lẽ là từ đó cho đến tận hôm nay( ít ra cũng hơn 40 năm rồi) vẫn như vậy, đấy là sự hạn chế của khoa học và hạn chế của con người ?. Vì vậy khi chào đời và khi lớn lên chẳng may vì lý do nào đó mà bị dập nát con ngươi hoặc tinh hoàn thì trong những giờ đầu(nói chung càng sớm càng tốt), phải phẫu thuật cắt bỏ con ngươi hoặc tinh hoàn đó, vì để lâu cơ thể sẽ sinh ra chất kháng thể ( được sinh ra bởi bạch cầu) kháng lại chính con ngươi hoặc tinh hoàn của chính mình, như vậy sẽ cho kết quả làm huỷ hoại cả tinh hoàn hoặc con ngươi lành của mình, dẫn đến mù loà vĩnh viễn hoặc vô sinh…Sau này học bệnh học tôi lại thấy rất nhiều bệnh được sinh ra do cơ chế tự miễn này (gọi là tự miễn vì cơ thể sinh ra những chất gọi là kháng thể chống lại chính mình), hay gặp nhất phổ biến nhất là bệnh thấp tim ở trẻ em, nên mới có câu “ thấp khớp đớp tim”, đầu tiên do trẻ em bị viêm họng … một vài tuần “tự khỏi” hoặc điều trị không đến nơi đến chốn “vẫn khỏi”, sau đó thấy trẻ đau khớp, có khi chỉ mỏi khớp (một hay nhiều khớp), rồi khớp cũng có thể tự khỏi dù có được điều trị hay không được điều trị, nhưng một thời gian sau (có thể vài tuần đến vài tháng) trẻ sẽ xuất hiện các bệnh về van tim (hở hay hẹp các van tim), bệnh về thận (viêm cầu thận…), người ta cho rằng các tổ chức liên kết vùng hầu họng giống tổ chức liên kết vùng van tim, vùng cầu thận…nên khi bị viêm họng cơ thể sinh ra những chất (kháng thể) chống lại chính mình nên mới như vậy.

   Tiếp theo phải kể đến rất nhiều bệnh tự miễn khác như Luput ban đỏ rải rác, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh Basedow, bệnh Hashimoto, bệnh xơ cứng cột bên teo cơ ( bệnh Charcot )…rồi cả bệnh Nhược cơ nữa. Khi đã chẩn đoán xác định là bị mắc những bệnh này, việc điều trị rất khó khăn. Do cơ chế bệnh nguyên và bệnh sinh của những bệnh này còn phức tạp nhiều vấn đề hiện nay chúng ta còn chưa rõ.

  Ngày nay khi khoa học đã tiến được những bước tiến tương đối dài, chúng ta đã có thể ghép được rất nhiều bộ phận mà xưa kia chỉ là mơ ước như tim, gan, thận v.v ,nhưng sau khi cấy ghép tạng xong, trở ngại lớn nhất vẫn là yếu tố loại bỏ mảnh ghép mà tế bào bạch cầu của cơ thể người được cấy ghép sinh ra chất kháng thể để loại bỏ cơ quan lạ được cấy ghép vào, như vậy để cơ quan được cấy ghép tồn tại chúng ta phải sử dụng những chất có tác dụng tiêu diệt tế bào bạch cầu hoặc kìm hãm tế bào bạch cầu không sản xuất ra các kháng thể đó. Đấy là cơ chế miễn dịch bảo vệ của cơ thể của cơ thể chúng ta. Thật là tinh vi và phức tạp để giúp cơ thể tồn tại và phát triển trong thế giới tự nhiên này.

   Người ta đã biết rằng Acetylcholin được tổng hợp từ đầu mút của các dây thần kinh và được giữ “gom” trong các nang ( quanta ). Mỗi nang chứa khoảng 10.000 phân tử Acetylcholin. Một khi có một kích thích đến đầu tận cùng của dây thần kinh vận động, nó sẽ làm cho khoảng 150 – 200 nang giải phóng ra Acetylcholin ( nếu các kích thích được lặp đi lặp lại ), số lượng Acetylcholin sau mỗi lần kích thích sẽ giảm đi dần, hiện tượng này được gọi là hiện tượng “ giảm Acetylcholin tiền Sinap”. Các Acetylcholin được giải phóng ra sẽ được kết hợp với các thụ cảm thể Acetylcholin gọi là Acetylcholin Receptor có ở màng sau Sinap thần kinh – cơ. Nếu như sự khử cực đủ lớn sẽ gây ra một điện thế hoạt động đủ để co cơ. Quá trình được kết thúc nhanh chóng bằng việc Acetylcholin tách ra khỏi Acetylcholin Receptor và bị phân huỷ bởi men Cholinesterase. Lúc này Sinap thần kinh – cơ lại sẵn sàng tiếp nhận kích thích mới để quá trình co cơ lại được tiếp diễn.

   Trong các nghiên cứu các tác giả thấy rằng: trong bệnh Nhược cơ, tổn thương cơ bản là sự suy giảm số lượng Acetylcholin Receptor hoạt động ở màng sau của Sinap, do đó mặc dù số lượng Acetylcholin giải phóng ra có thể vẫn bình thường, nhưng khả năng tạo ra điện thế khử cực đủ lớn để tạo ra sự co cơ ở màng sau Sinap lại giảm sút, kết hợp với hiện tượng “ giảm Achetylcholin tiền Sinap” làm cho co cơ sẽ giảm đi, mặc dù kích thích đó vẫn đến được đầu tận cùng dây thần kinh vận động bình thường.

   Người ta cũng thấy việc suy giảm số lượng Acetylcholin Receptor hoạt động ở màng sau Sinap thần kinh – cơ trong bệnh Nhược cơ xảy ra do tác dụng của các tự kháng thể Acetylcholin Receptor. Các tự kháng thể này làm giảm số lượng Acetylcholin Receptor hoạt động ở màng sau Sinap thần kinh – cơ, bằng các cơ chế sau đây :

  1. Gây thoái hoá các Acetylcholin với tỷ lệ tăng dần.
  2. Phong bế các vị trí kết hợp của Acetylcholin Receptor với Acetylcholin.
  3. Phá huỷ màng sau Sinap thần kinh – cơ  khi Acetylcholin kết hợp vào Acetylcholin Receptor với sự có mặt của bổ thể.

Nhưng có một vấn đề khá hóc búa vẫn chưa có trả lời là : Tại sao trong bệnh Nhược cơ, cơ thể lại sinh ra các tự kháng thể kháng Acetylcholin Receptor ? và cơ chế gây ra sự tự miễn dịch này vẫn còn chưa rõ ràng . Nên vẫn còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu tiếp tục trong bệnh Nhược cơ.

Cuối cùng phải nói đến tuyến ức, tuyến ức đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh Nhược cơ vì các nhà khoa học thấy rằng đại đa số các bệnh nhân Nhược cơ đều có tuyến ức không được bình thường, trong đó chủ yếu là tuyến ức tăng sản với các “ trung tâm mầm” hoạt động mạnh và u tuyến ức, trong tuyến ức phát hiện thấy có các tế bào dạng nang trên bề mặt chúng có các cấu trúc giống Achetylcholin, chúng có thể là các tự kháng nguyên làm cơ thể kích thích sản xuất ra các tự kháng thể kháng Acetylcholin Receptor gây bệnh Nhược cơ ( tương tự như bệnh Thấp tim mà tôi đã trình bày ở trên ).

   Từ các kết quả nghiên cứu trên đây của các nhà khoa học trên thế giới, với phương châm kế thừa và phát triển nền y học hiện đại thế giới và nền y học cổ truyền của nước nhà vì lợi ích của cộng đồng, Viện y học bản địa Việt Nam, sau nhiều năm nghiên cứu đã đưa thảo dược vào điều trị  bệnh nhân  Nhược cơ bước đầu đã cho kết quả khả quan đó là Nhược cơ Saman, lá Nhược cơ… hy vọng rằng những nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần vào việc điều trị căn bệnh rất khó chữa này, để cho những bệnh nhân Nhược cơ bớt khổ vì bệnh tật và đỡ nỗi thất vọng do sự hạn chế hiện nay của khoa học.

Ngô Quang Trúc

Ts.Bs Cao cấp chuyên ngành Thần Kinh

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/03\/Thuoc-lam-giam-tong-hop-dan-truyen-than-kinh-yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/03\/Thuoc-lam-giam-tong-hop-dan-truyen-than-kinh-yhocbandia.jpg","subHtml":"Nh\u01b0\u1ee3c c\u01a1"}]