Tiêu hóa

Xuất xứ của sản phẩm VĐT Saman

   Viêm Đại Tràng bệnh phổ biến ở Việt Nam có nhiều nhóm nguyên nhân: Nhiễm ký sinh trùng lị Amip các lọai Giun; hóa chất như TNT, nhiễm các hợp chất Sunfua; tác nhân vật lí, nhiễm xạ, nhiễm tia Rơngen; Viêm do Vi trùng E.coli, tạp khuẩn; viên do Virut như:Cytomegalo Virut, Estin-barr […]
   Viêm Đại Tràng bệnh phổ biến ở Việt Nam có nhiều nhóm nguyên nhân: Nhiễm ký sinh trùng lị Amip các lọai Giun; hóa chất như TNT, nhiễm các hợp chất Sunfua; tác nhân vật lí, nhiễm xạ, nhiễm tia Rơngen; Viêm do Vi trùng E.coli, tạp khuẩn; viên do Virut như:Cytomegalo Virut, Estin-barr …
Ở Việt Nam chủ yếu có liên quan đến hội chứng lị trực trùng và lị Amip…đó là chưa kể tới viêm đại trực tràng chảy máu, bệnh crohn. Theo nghiên cứu cả các nhà khoa học Anh quốc, nếu tình trạng viêm kéo dài liên tục trên 8 năm thì nguy cơ ưng thư hóa tăng lên 20%.

   Năm 1999, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu bài thuốc VIDATRAM trên chuột nhằm xác định độc tính cấp tại viện kiểm nghiệm Việt nam và trên thỏ nhằm xác định độc tính trường diễn tại Bộ môn độc chất và môi trường do cố phó Giáo sư tiên sỹ Nông thanh Sơn tiến hành .Độ an toàn bài thuốc cao, không xác định được LD-50, không thấy biến đổi mô tim, gan, thận động vật thí nghiệm. nhưng kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 63 người bệnh có đối chứng với bài Sâm Linh Bạch Truật Thang thì đạt kết quả khỏi 83,7% trong điều kiện giám sát uống thuốc chặt chẽ (mã số đề tài B99-04-17TĐ, đã đoạt giải nhì sáng tạo khoa học kỹ thuật). Bài thuốc này khi nghiên cứu ở giai đoạn lâm sàng mở rộng không đối chứng , tình hình kiêng khem không chặt chẽ nên tình trạng viêm loạn dưỡng luôn tái phát hoặc có xu hướng tái phát. Kết quả khảo sát điều trị lâm sàng cộng đồng theo kiểu thiết đồ cắt ngay, tích lũy mẫu  thường chỉ đạt 61,7% – 63,2% bệnh nhân khỏi về lâm sàng và cận lâm sàng(nội soi).

   Từ những năm 90 của thế kỷ trước chúng tôi có thừa kế một bài thuốc của dân tộc H'Mông tỉnh Lai Châu, tạm đặt tên là VĐT Saman, trong cấu trúc bài thuốc có sử dụng phần nền sọ của xương bò, (với cách bào chế đặc biệt mỗi lần bào chế thời gian thường kéo dài 6 tháng). Hai vị còn lại là hoài sơn và y dĩ. Cùng cách thức bào chế, chúng tôi cũng đã dùng xương sườn, xương sống, xương đùi… của bò nhưng không có hiệu quả điều trị.

   Xét trên phương diện dinh dưỡng bài thuốc này thực chất là một thực phẩm chức năng.  Nhưng nếu nhìn ở góc độ bệnh học đại tràng, với 22 ca thử nghiệm lâm sàng có đối chứng dựa vào các tiêu chí, tính chất phân, khuôn phân, sôi bụng, nhầy phân, số lần đi trong ngày, mức độ đau bụng, nội soi ống cứng vùng trực tràng đại tràng sigma …Thì có thể coi đây là thuốc-thực phẩm. Qua 22 ca thử nghiệm có đối chứng, kết qủa dùng VDT-SAMAN rất khả quan tỷ lệ khỏi cả về lâm sàng, cận lâm sàng  92, 4%.

   Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục thử nghiên cứu lâm sàng mở rộng và tìm thêm những tác dụng khác, những tác dụng không mong muốn của bài thuốc.

   Về phương diện thực hành trước khi điều trị chúng tôi tuyển người bệnh có tiền sử đi phân lỏng nát tối thiểu là 1 năm tối đa là 20 năm. Bệnh nhân được kiểm soát bằng các tiêu chí đã nêu trên. Mỗi ngày uống 2 gói bột VDT-SAMAN vào sáng chiều không kể trước hay sau bữa ăn. Kết quả diễn biến được điền vào phiếu biện chi tiết từng ngày thiết kế theo dạng câu hỏi đóng "có hoặc không".                 

   Hy vọng lớn trong thời gian tới chúng ta sẽ có một thuốc – thực phẩm làm quà cho các bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính phân lỏng nát kéo dài.

   Nhóm nghiên cứu chúng tôi cũng hy vọng được sự cổ vũ và giúp đỡ của các đồng nghiệp trong và ngoài nước. Chúng tôi sẵn sàng gửi thành phẩm để đồng nghiệp quan tâm cùng nghiên cứu.

   Là tác giả của 2 bài thuốc, 2 con đẻ tinh thần, chúng tôi vân phân chưa biết sẽ chọn bài nào để sản xuất đại trà. Có lẽ người bệnh sẽ cho những phiếu  đề cử công bằng nhất trong việc lựa chọn ứng cứ viên nào. 

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Ban biên tập

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận