Afflatoxin chất gây ung thư nguyên phát
Hiện nay, người ta thấy tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng tăng, tỷ lệ tử vong cũng tăng theo đó. Các triệu chứng của ung thư giai đoạn đầu thường rất mờ nhạt, nên dễ sinh chủ quan và cũng dễ nhầm với các bệnh khác, khi các triệu chứng của bệnh ung thư đã rõ chúng ta mới đi đến bệnh viện khám thì đa phần đã là ung thư giai đoạn giữa và giai đoạn cuối, nên người bệnh đã bỏ qua thời gian “vàng” để điều trị tốt nhất. Đây cũng là một thách thức không nhỏ cho các thuốc để điều trị ung thư ngày nay nói chung và một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Viện Y học bản địa nói riêng đã và đang nghiên cứu để hỗ trợ và điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư phổi...; thường bệnh nhân sử dụng ở giai đoạn cuối của ung thư nên các bác sỹ chỉ điều trị theo hướng “còn nước còn tát”, vì vậy hiệu quả chưa đạt như kỳ vọng. Nhưng bác sỹ biết làm sao được khi chẩn đoán ung thư giai đoạn tiền ung thư, giai đoạn sớm thì bệnh nhân hoặc người thân của bệnh nhân lại cho là thày thuốc có khi chẩn đoán sai/hay có sự nhầm lẫn nào đó, nên không tin tưởng để điều trị do đó bỏ mất thời gian “vàng”.
Năm 1993, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp Afflatoxin là chất gây bệnh ung thư. Điều nguy hiểm là Aflatoxin tiềm ẩn quanh chúng ta và lúc nào cũng có thể xuất hiện. Nếu chúng ta ăn vào sẽ gây nhiễm độc cho cơ thể một cách từ từ và có thể gây bệnh ung thư.
* Afflatoxin có một số tính chất sau:
- Cực độc: Độc tính của Aflatoxin gấp 68 lần Asen (Thạch tín), gấp 10 lần Xyanua (Thủy ngân), chỉ cần uống 01 mg Afflatoxin cũng có thể làm rối loạn chức năng gan, làm tăng nguy cơ bị viêm gan cấp tính, gan nhiễm mỡ...
- Khả năng chịu nhiệt: Aflatoxin có khả năng tồn tại ở nhiệt độ cao, nhìn chung nhiệt độ mà chúng ta nấu ăn không thể phá hủy nó, ngay cả khi chúng ta chiên rán ở nhiệt độ cao.
- Khả năng gây ung thư: Afflatoxin có khả năng gây ung thư và có thể gây nhiều khối u thực nghiệm ở cá, gia cầm, nhiều loại động vật thí nghiệm khác.
* Gần đây người ta nhấn mạnh một số thực phẩm sau có thể có Afflatoxin
- Bánh mốc: Rất nhiều người có thói quen cho cho bánh hấp vừa mua về đưa vào tủ lạnh vì tưởng thế là đã an toàn nhưng không hẳn thế, vì môi trường tủ lạnh tương đối ẩm ướt, bánh hấp sẽ sinh ra Afflatoxin. Các nhà nghiên cứu cho rằng bánh hấp để trong tủ lạnh không nên quá 07 ngày (ngay cả với bánh hấp có bọc màng bọc thực phẩm).
- Hoa quả khô bị mốc: Một số người thích ăn một số trái cây sấy khô, nhưng một số trái cây để lâu hoặc bảo quản không đúng dễ sinh ra nấm mốc, trong đó có Aflatoxin. Lời khuyên là dùng thực phẩm phải xem hạn sử dụng và sơ bộ nhìn bằng mắt thường xem có bị mốc hay không? (Ví dụ: Có đốm đen, đổi màu...).
- Đậu phộng mốc: Đậu phộng (lạc) cũng dễ bị nấm mốc Afflatoxin.
- Hạt dưa, hạt hướng dương: Đây là những món ăn vặt mà nhiều người ưa dùng. Lời khuyên là khi ăn những loại hạt này mà có vị đắng thì không ăn vì đã có Afflatoxin
- Khoai lang mốc: Khoai lang cũng là loại thực phẩm dễ bị nấm mốc, nên khi khoai lang bị những đốm đen hay có những bất thường ở vỏ thì chúng ta không nên ăn nữa. Nếu khoai lang đã nấu chín ăn mà có vị đắng tức là nó đã bị nhiễm Afflatoxin chúng ta cũng chớ ăn.
- Mộc nhĩ ngâm lâu: Sau khi ngâm mộc nhĩ hơn 8 giờ các vi sinh vật đã phát triển, thời gian ngâm càng lâu các chất độc hại sẽ tăng lên. Hơn nữa, khi ngâm lâu (thường là hơn 24 giờ) mộc nhĩ sẽ mất dần đi các chất có giá trị dinh dưỡng. Đấy là chưa kể chúng ta lại ngâm mộc nhĩ chung với các loại thực phẩm khác đã bị mốc, làm mộc nhĩ bị hư hỏng, có thể sinh ra Afflatoxin. Lời khuyên là ngâm mộc nhĩ không nên ngâm lâu quá và nên ngâm riêng biệt.
- Dầu đậu phộng (dầu lạc) tự ép: Nhiều người thích dùng dầu lạc tự chiết xuất, họ tưởng loại dầu này không dùng bất kỳ loại chất phụ gia nào nên an toàn. Tuy nhiên loại dầu này không được khử a xít, khử màu và các phương pháp xử lý khác thường xuyên. Dầu chiên là dầu thô, trong dầu thô có nhiều tạp chất, bao gồm cả Afflatoxin và dư lượng thuốc trừ sâu...nếu chúng ta ăn thường xuyên sẽ có hại cho sức khỏe.
- Dầu ăn kém chất lượng: Nguyên liệu của dầu ăn thường là đậu phộng, đậu nành, ngô...tất cả chúng đều chứa tinh bột (đường), nếu bị mốc dễ sinh ra Afflatoxin. Hơn nữa, người sản xuất không có lương tâm có thể dùng các nguyên liệu đã bị nấm mốc, bỏ qua các bước xử lý để loại bỏ các chất độc hại...để làm ra dầu ăn loại này mà bán ra thị trường thì vô cùng nguy hiểm cho người sử dụng vì loại dầu này đã nhiễm Afflatoxin.
- Ngoài ra chúng ta chú ý khi sử dụng dưa, cà muối: Những tác dụng có lợi của ăn dưa, cà muối là không thể phủ nhận như giúp ăn ngon, có nhiều vi khuẩn có ích có lợi cho hệ tiêu hóa...; nhưng cũng không nên ăn dưa, cà muối để quá lâu, đã lên váng trắng/ đen/vàng, vì lúc đó nó có thể có Afflatoxin.
* Tài liệu tham khảo:
- Hồ Yên (theo Bảo vệ Công lý); Ngôi sao.vn ngày 15/12/2022
- Ngọc Trang (Vietnamnet ngày 26/02/2022)
Ngô Quang Trúc