Asen tay sát thủ vô hình với người Việt namVấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm asen(thạch tín) là nguy hiểm nhất. Độc tính của asen được biết từ hàng nghìn năm nay được mệnh danh là vua của các chất độc.

Asen (thạch tín) không chỉ có trong nước mà còn trong không khí, đất, thực phẩm và luôn xâm nhập vào cơ thể con người. Nước ngầm ở nhiều vùng thuộc nước ta nhiễm asen là do cấu tạo địa chất và các nhà máy hoá chất, đào và lấp giếng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Khi nằm sâu trong lòng đất Asen mang hóa trị V vô hại, khi các giếng khoan hút chúng lên mặt đất được oxy hóa thành hóa trị III, lúc này chúng trở nên độc vô cùng.

 Ngộ độc cấp:  Asen là một chất rất độc, độc đến mức người ta gọi nó là vua của các chất độc. Có thể chết ngay nếu uống một lượng bằng một hạt thóc. Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi asen sẽ có biểu hiện: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh. Tuy nhiên ngộ độc cấp là hiếm gặp, trừ khi bị đầu độc hoặc ăn uống nhầm.

Tình trạng thực phẩm nhiễm Asen ngày càng phổ biến và trầm trọng

Ngộ độc mạn tính: nếu bị nhiễm độc asen ở mức độ thấp, mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ nhưng tích lũy trong thời gian dài sẽ gây: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư… Người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hoá da, gây sạm và mất sắc tố, bệnh Bowen (biểu hiện đầu tiên là một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy nước và lở loét).

  Bệnh sừng hoá da thường xuất hiện ở tay, chân, lòng bàn tay, gan bàn chân – phần cơ thể cọ xát nhiều hoặc tiếp xúc ánh sáng nhiều lâu ngày sẽ tạo thành các đinh cứng màu trắng gây đau đớn. Bệnh đen và rụng móng chân có thể dẫn đến hoại tử, rụng dần từng đốt ngón chân.

  Tình trạng nhiễm độc asen mạn tính lâu ngày còn có thể gây ung thư (gan, phổi, bàng quang và thận) hoặc viêm răng, khớp, gây bệnh tim mạch, cao huyết áp.

  Ảnh hưởng độc hại đáng lo ngại nhất của asen tới sức khoẻ là khả năng gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da, sừng hoá, ung thư da…), tiểu đường, bệnh gan và các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hoá, các rối loạn ở hệ thần kinh – ngứa hoặc mất cảm giác ở chi và khó nghe. Sau 15 – 20 năm kể từ khi phát hiện, người nhiễm độc thạch tín sẽ chuyển sang ung thư và chết.

  Hơn 1/5 dân số Việt  Nam đang ăn nước giếng khoan và có nhiễm asen. Theo thống kê của UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc), tại Việt Nam có khoảng 10 triệu người có nguy cơ bị bệnh do tiếp xúc với asen. Qua những số liệu thu thập được cho thấy sự ô nhiễm asen ở miền Bắc cao hơn miền Nam. Đáng chú ý là cả vùng đồng bằng sông Hồng đều nằm trong tình trạng đáng lo ngại về mức độ ô nhiễm asen. TS Trần Hữu Hoan – Viện Hóa học công nghiệp cho biết: “Việt Nam đã được đánh dấu trên bản đồ ô nhiễm asen của thế giới”.

Bản đồ nhiễm độc Asen tại Việt nam

  Vì Asen thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm, nước uống và không khí nên  hiện nay người dân Việt Nam đang đứng trước hiểm hoạ bị nhiễm độc asen từ nguồn nước sinh hoạt, từ thực phẩm nhất là thực phẩm chế biến từ rau trong bữa ăn hàng ngày. Nhiều chị em phụ nữ nội trợ, chăm sóc bữa ăn cho gia đình lo sợ mua phải rau bị nhiễm độc asen, vô tình làm tổn hại đến sức khoẻ những người thân yêu của mình. Để bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, góp phần giải quyết mối lo cho những ai làm nội trợ, cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền Thái Nguyên đã và đang nghiên cứu một sản phẩm có khả năng khử độc asen, photpho trong canh rau. Đó là Mitox Saman.

  Dự kiến trong một thời gian ngắn nữa sản phẩm này sẽ được sản xuất đại trà hướng tới mục tiêu vì sức khoẻ cộng đồng. Mọi thông tin xin liên lạc với Bác sỹ Hoàng Sầm, phó chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Saman, giám đốc cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm y học cổ truyền Thái Nguyên.

Cử nhân môi trường

Hà Thị Hoài Thu

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/nuoc-nhiem-asen.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/nuoc-nhiem-asen.jpg","subHtml":"Asen tay s\u00e1t th\u1ee7 v\u00f4 h\u00ecnh v\u1edbi ng\u01b0\u1eddi Vi\u1ec7t nam"},{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2010\/07\/sieuthirau%20-%20yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2010\/07\/sieuthirau%20-%20yhocbandia.jpg","subHtml":"T\u00ecnh tr\u1ea1ng th\u1ef1c ph\u1ea9m nhi\u1ec5m Asen ng\u00e0y c\u00e0ng ph\u1ed5 bi\u1ebfn v\u00e0 tr\u1ea7m tr\u1ecdng"},{"src":"\/resources\/upload\/images\/qua-trinh-nhiem-doc-asen.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/qua-trinh-nhiem-doc-asen.jpg","subHtml":"B\u1ea3n \u0111\u1ed3 nhi\u1ec5m \u0111\u1ed9c Asen t\u1ea1i Vi\u1ec7t nam"}]