Hoạt động Viện

Bác sỹ Hoàng Sầm: Người đưa thuốc nam ra thế giới

Trong khi ngành y học dân tộc vẫn đang còn loay hoay tìm đầu ra để phát triển, việc khám bệnh chữa bệnh bằng thuốc nam chỉ hoạt động trong một vài cơ sở nhỏ lẻ thì một bác sĩ người Dao đã nghĩ đến việc chuyển giao khoa học công nghệ, sản xuất thuốc […]

Trong khi ngành y học dân tộc vẫn đang còn loay hoay tìm đầu ra để phát triển, việc khám bệnh chữa bệnh bằng thuốc nam chỉ hoạt động trong một vài cơ sở nhỏ lẻ thì một bác sĩ người Dao đã nghĩ đến việc chuyển giao khoa học công nghệ, sản xuất thuốc một cách quy mô đại trà và có đăng kí quyền bảo hộ thương hiệu.

Đến thời điểm này, cơ sở sản xuất của anh đã sản xuất ra rất nhiều sản phẩm có tính tiện ích lớn từ những cây thuốc nam phổ biến tại Việt Nam như cây dong rềng đỏ chữa bệnh mạch vành, dây cóc chữa sạm da, cây pắc hẻn chữa nảy nển. Giờ đây, loại sản phẩm Saman đã có mặt trên toàn quốc và vươn ra thử nghiệm tại một số nước như Lào, Ukraina.
Từ niềm đam mê với các loại dược liệu 
Sinh ra trong một gia đình người Dao tại xã Bản Piéo, Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, ngay từ nhỏ Bác sỹ Hoàng Sầm đã bị mê hoặc bởi những cây dược liệu, những bài thuốc được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình mình. Niềm say mê này đã dẫn ông đến con đường y khoa. Ông thi vào trường Đại học Y Hà Nội chuyên ngành đông y. Năm thứ hai đại học, ông đã có hàng trăm tiêu bản cây thuốc sưu tập từ miền núi phía bắc, trong đó có hàng chục cây chưa có tên trong bất cứ một bộ sưu tập nào. Ông là một trong những người đầu tiên tốt nghiệp chuyên khoa I lúc bấy giờ. Ra trường ông tiếp tục về trường Đại học Y Thái Nguyên làm công tác giảng dạy bởii một lý do đơn giản là muốn được tiếp tục học và nghiên cứu thêm về các loại thảo dược đông y. Mỗi loại thảo dược lại mở cho ông những khám phá thú vị. Mỗi ngày ông làm việc 14 tiếng, nghiên cứu đến cứu trúc phân tử của  từng cây dược liệu.

Trong gần 30 năm công tác tại Đại học Y Dược Thái Nguyên, ông đã có hơn 10 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ trọng điểm, chỉ có các giáo sư, tiến sĩ mới được phép thực hiện đề tài. Những công trình nghiên cứu khoa học của ông về điều trị viêm đường mật cấp tính, sỏi mật, sỏi thận, thuốc nam diệt  virus viêm gan B, thận hư nhiễm mỡ, xơ gan, rụng tóc plate, vảy nến đều đã được công nhận. Đề tài trọng điểm cấp bộ về viêm đại tràng, cây dong đỏ chữa mạch vành được đăng trên nhiều tạp chí uy tín trong và nước ngoài. Ông tâm sự: “Mặc dù khi đó đã có các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhưng thuốc nam và các bác sỹ đông y dường như bị những bác sỹ tây y kỳ thị coi là cổ hủ, lạc hậu và thiếu tính khoa học. Những đề tài của tôi phần nào chứng tỏ cho mọi người thấy công dụng của các bài thuốc đã có từ lâu đời và tiềm năng rất lớn của việc chữa bệnh bằng các loại thuốc đông y”.
Đến cơ sở sản xuất thuốc Đông  y
Trong những lần đi khám, chữa bệnh, chăm sóc, tư vấn cho những người ốm, những người mắc bệnh hiểm nghèo ở  phường Gia Sàng (Thái Nguyên), tôi thấy bệnh nhân điều trị bằng thuốc tây rất đắt đỏ và tốn kém. Lúc đó tôi trăn trở lắm, tại sao thuốc đông y của mình cũng có thể chữa được các loại bệnh hiểm nghèo lại không có ai đứng ra sản xuất. Cộng thêm những kiến thức từ các bài nghiên cứu, tôi quyết định theo 1 hướng đi độc lập trong điều trị người bệnh – sử dụng cây cỏ thiên nhiên để chữa bệnh cho nhân dân. Dần dần những kết quả trong điều trị đã chứng tỏ hướng đi của tôi là phù hợp”. Ông Sầm nhớ lại những bước đầu tiên dẫn đến việc sản xuất các sản phẩm của y học cổ truyền. Những phương thuốc của ông dần được nhiều người biết đến, người bệnh tin tưởng gọi những liều thuốc do anh chế là “thuốc Sầm Mán”.
“Những công trình nghiên cứu khoa học của tôi chủ yếu được nghiên cứu và viết vào kỉ yếu dành cho các sinh viên đọc. Tôi thấy đây là một sự lãng phí rất lớn. Cần phải chuyển giao công nghệ để có thể sản xuất với quy mô lớn”. Nghĩ là làm ông quyết định đầu tư gần 15 tỷ đồng để mở cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thành phẩm YHCT Thái Nguyên. Ông là người đầu tiên nghiên cứu sản phẩm can thiệp sau gen làm trắng da, là người đầu tiên sản xuất chế phẩm điều trị hiệu quả bệnh động mạch vành từ thuốc nam, viêm đại tràng mãn tính. Để có được những cây thuốc, bài thuốc hay nhất, ông phải đi đến các vùng có kinh nghiệm lâu đời trong sử dụng thuốc nam.

Ông bảo: “Thuốc đông y thường là các bài thuốc dân gian, được truyền từ đời này sang đời khác, không để lọt ra ngoài. Vì thế để tìm hiểu và xin được các bài thuốc là một quá trình dài. Mình phải thực sự chân tình, họ mới chia sẻ nó cho mình. Cứ muốn biết thêm một loại dược liệu mới, phải chỉ cho họ cách dùng của mười loại cây khác. Họ thấy mình nhiệt tình lúc đó mới chỉ cho một cây dược liệu mới”. Thành công lớn nhất của ông trong việc sản xuất các sản phẩm thuốc đông y phải kể đến loại thuốc Mạch vành Saman, chiết xuất từ cây dong đỏ và rễ cây đan sâm  giúp chữa bệnh động mạch vành, làm tim hoạt động tốt hơn. “Thông thường các bệnh về mạch vành chữa bằng y học hiện đại phải đặt stent nong mạch vành. Mỗi ca phẫu thuật để đặt stent, người bệnh phải mất từ 30-60 triệu đồng. Không phải ai cũng có đủ kinh phí để phẫu thuật được. Nhưng với sản phẩm Mạch vành Saman, 1 bài thuốc nam, chỉ cần ngậm thuốc trong vài giây đã phát huy tác dụng mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Sản phẩm của tôi đã có kết quả nhiều lần và được ứng dụng trong nhiều bệnh viện”.

Tiếp tục những thành công đã đạt được, anh mở thêm Công ty cổ phần Saman để phân phối những sản phẩm mình sản xuất được. Với khẩu hiệu: “thuốc Nam của người Việt“, Công ty cổ phần Saman đã xây dựng hàng trăm đại lý, hàng chục chi nhánh ở  Việt Nam. Các sản phẩm do Hoàng Sầm chuyển giao công nghệ sản xuất đã bắt đầu được một số bạn bè trên thế giới tin dùng như Mỹ, Ucraina, Đức…
Tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số 
Để có nguồn nguyên liệu sản xuất, ông đã tính đến việc hợp đồng với bà con người dân tộc thiểu số. Họ được nhận cây giống và được bao tiêu hẳn đầu ra Hiện tại, ông đã có vùng nguyên liệu tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn. Với mức giá 70 nghìn đồng/kg củ dong đỏ khô và 10 nghìn đồng/thân lá đã giúp cho đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nhiều. “Vì đây là loại cây cũng dễ trồng và tất cả các thành phần trên cây đều có thể sử dụng được nên bà con thích trồng lắm. Nhờ có cây dong đỏ này mà có hộ mỗi năm thu nhập không dưới 50 triệu đồng. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu, đảm bảo ổn định chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời giúp bà con các dân tộc thiểu số có một cuộc sống ổn định hơn”, ông bộc bạch. 

Những sản phẩm của mình đã được thị trường đón nhận, nhưng ông vẫn trăn trở nhiều về sự phát triển của nền Y học dân tộc…

Lê San

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Lê San

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận