Bệnh alzheimer (AD)

Quá trình lão hóa bộ nhớ người có tuổi và người cao tuổi có sự khác biệt với AD mà người thầy thuốc cần phân biệt, đó là: đôi khi quên vặt, đặt sai vị trí đồ vật rồi tìm như kính bút, giảm mất trí nhớ ngắn hạn như tên cháu, tên hàng xóm và cũng quên luôn rằng mình đã từng quên. Alzheimer nằm trong hội chứng teo não mà chúng tôi đã từng có bài viết, tuy vậy nó có nét đặc trưng riêng.

Bệnh Alzheimer giai đoạn I: Mất sự cởi mở, hẹn rồi quên, đôi khi nhầm lẫn cả tình huống của thói quen, nhưng thay đổi giai đoạn này thường chỉ người thân mới nhận thấy.

Bệnh Alzheimer giai đoạn II: Khó ghi nhớ thông tin, thường phải khắc phục bằng ghi vào sổ tay; nhầm lẫn nặng nề trong nhiều trường hợp; bắt đầu nói khó; nói chuyện một mình.

Bệnh Alzheimer giai đoạn III: Quá thụ động hoặc quá năng động; mất tự nhận thức; lo lắng, hay hoang tưởng, mất khả năng tự chăm sóc và tử vong.

Bệnh AD, còn được biết đến là chứng mất trí. Bệnh này được mô tả từ lâu trong sách cổ đông y gọi là chứng kiện vong. Với tây y bệnh được mô tả lần đầu bởi bác sĩ người Đức Alois Alzheimer vào năm 1906. AD được chẩn đoán ở những người trên 65 tuổi, mặc dù khởi phát sớm bệnh có thể xảy ra sớm hơn nhiều. Trong năm 2006, đã có 26,6 triệu người trên thế giới mắc AD. Dự đoán sẽ có tới đến 1/85 người AD trên toàn cầu vào năm 2050, nếu điều đó là sự thật thì thảm họa này còn tệ hại hơn cả chiến tranh hạt nhân. AD được coi là chỉ tiến triển ngày càng xấu hơn như cỗ xe nặng không phanh lao dốc, cũng được các thầy thuốc nói chung cho rằng không có thuốc chữa.

Triệu chứng ban đầu thường nhầm lẫn là quên tuổi hoặc năm sinh của mình, hoặc biểu hiện của sự căng thẳng. Khó khăn trong việc ghi nhớ các sự kiện mới xảy ra, hay gọi là mất trí nhớ ngắn hạn. Khi nghi ngờ AD, chẩn đoán thường được xác nhận với các bài kiểm tra đánh giá các hành vi và khả năng tư duy, thường kèm theo chụp MRI não để chẩn đoán xác định. Nhầm lẫn, khó chịu, gây hấn, thay đổi tâm trạng, gặp rắc rối với ngôn ngữ và trí nhớ dài hạn mất là những gì thường gặp. Dần dần, chức năng cơ thể bị mất, cuối cùng dẫn đến tử vong. Vì căn bệnh này là khác nhau cho mỗi cá nhân, dự đoán nó sẽ ảnh hưởng đến người bệnh thế nào trong tương lai còn khó khăn. AD diễn tiến không rõ rệt, khó nhận biết đến khi trở nên hoàn toàn rõ ràng thì sự đã rồi. Tuổi thọ sau chẩn đoán là khoảng 7 năm. Chỉ hơn 3% của các cá nhân sống hơn 14 năm sau khi chẩn đoán.

Tính đến năm 2012, hơn 1.000 thử nghiệm lâm sàng đã được hoặc đang được tiến hành nhưng không có bằng chứng thuyết phục rằng các các thuốc hiện có có giá trị đảo ngược tình hình.

Bởi vì AD là sự thoái hóa của não nên cho rằng không thể chữa khỏi, người bệnh ngày càng phụ thuộc vào người khác. Do vậy bệnh Alzheimer được biết đến là một gánh nặng cho gia đình và xã hội; Theo tính toán của các nhà kinh tế y tế, chưa có bệnh nào gây tốn kém cho xã hội bằng AD.

Giả thuyết di truyền học: Di truyền mang tình gia đình và đột biến gene đã được các nhà khoa học chứng minh bằng gene học, nhưng không là tất cả.

Giả thuyết cholinergic: Đây là giả thuyết được hình thành sớm nhất cho rằng do hư hỏng cảm thụ quan cholinecgic hoặc do thiếu hụt Axetylcholin, tuy vậy khi bổ sung chất này thì hầu như không có bằng chứng bệnh AD bị đẩy lùi.

Giả thuyết amyloid: Năm 1991, giả thuyết này mặc nhiên công nhận rằng beta-amyloid tích tụ, lắng đọng tại tế bào thần kinh, các được nối liên hệ giữa cá tế bào là nguyên nhân chính. Bằng chứng là giải phẫu tử thi cho thấy mức nhiễm beta-amyloid trên não người bệnh là không thể chỗi cãi. 

Giả thuyết Tau: Giả thuyết cho rằng protein Tau này cặp Tau khác, cứ thế chúng tạo thành đám rối neurofibrillary bên trong tế bào thần kinh, khiến các vi ống thần kinh tan rã, làm sụp đổ hệ thống liên lạc của tế bào thần kinh. 

Giả thuyết khác: Virus Herpes simplex loại 1 đã được đề xuất có vai trò gây bệnh ở những người mang phiên bản nhạy cảm của các apoE gen. Một số người lại cho rằng chế độ ăn có hàm lượng Đồng (Cu), Nhôm (Al) có vai trò trong việc hình thành sớm bệnh này.

Tiêu chuẩn: Các Viện Quốc gia về thần kinh và rối loạn giao tiếp và đột quỵ (NINCDS) và bệnh Alzheimer và các rối loạn liên quan gọi là Hiệp hội Alzheimer thống nhất tiêu chí chẩn đoán vào năm 1984. 

  1. Suy giảm bộ nhớ
  2. Suy giảm khả năng ngôn ngữ
  3. Suy giảm kỹ năng nhận thức
  4. Suy giảm sự quan tâm
  5. Giảm khả năng có ý kiến xây dựng
  6. Giảm định hướng
  7. Giảm mất khả năng giải quyết vấn đề
  8. Và khả năng chức năng

Chẩn đoán sớm: Phân tích dịch não tủy xác định nồng độ beta-amyloid và tau protein có thể dự đoán sự khởi đầu của bệnh Alzheimer với độ nhạy từ 94% đến 100%. 

Phòng ngừa: Hoạt động trí tuệ như chơi cờ tướng hay giao tiếp xã hội thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ của AD trong các nghiên cứu dịch tễ học, mặc dù không có mối quan hệ nhân quả.

Thuốc: Hiện nay chưa có giao thức thử nghiệm lâm sàng nào được cho là hiệu quả với AD.

Curcumin chiết xuất từ nghệ vàng thử nghiệm năm 2010 đã không được thể hiện lợi ích ở những người mặc dù có bằng chứng cải thiện ở động vật thí nghiệm.

Thông đất, địa y, hồ đào nhân, và các thuốc bổ thận trợ dương… là những vị thuốc được dùng trong chứng kiện vong của y học dân tộc cần chú ý nghiên cứu 1 cách hệ thống để có thể đi theo hướng y học bản địa mà cha ông ta đã có ít nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Sản phẩm NEO 19, nghiên cứu bởi Viện Y học bản địa Việt Nam là một ví dụ sinh động, khả quan về thảo dược với chứng mất trí nhớ. Còn nhớ ông Nguyễn ích S, số điện thoại 9013 xxx x67, sống ở Hà nội, chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân 26/5/2014. Cứ mỗi khi tối sau ăn, đi bộ thể dục rồi không biết đường về nhà, không nhớ số nhà, tên phố để hỏi, con cháu phải đi tìm. Sau 3 tháng điều trị theo phác đồ, nay đã có thể chơi cờ tướng hoặc đi bơi, đi bộ… mà không quên đường về. Đây chỉ là 1 ví dụ trong số các bệnh nhân hiện đang được điều trị bằng NEO 19 và theo dõi. 

Bác sỹ Hoàng Sầm
Chủ tịch hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/03\/alzheimer-yhocbandia.png","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/03\/alzheimer-yhocbandia.png","subHtml":""}]