– Kobner (1886) phát hiện.

– Bệnh có phỏng nư­ớc thư­ờng xuất hiện từ bé
– Có tinh chất gia đình.
– Di truyền hoặc trội hoặc lặn.
– Có nhiều cách phân loại ; thư­ờng chia thành :
+ Tiêu thư­ợng bì phỏng nư­ớc đơn giản.
+ Tiêu thư­ợng bì phỏng nư­ớc loạn hình .

1. Tiêu th­ượng bì phỏng n­ước đơn giản 
(Pemphigut di truyền do sang chấn )

1.1. Đại cư­ơng .
– Bệnh di truyền theo trội, đơn và đều.thường phát sinh từ lúc đẻ hoặc trong các tháng đầu .
– Có khi phát muộn hơn ( ở tuổi thiếu niên hoặc thanh niên ).
– Đặc tr­ưng bởi sự phồng da một cách t­ương đối dễ biểu hiện bằng phỏng nứơc­ khi da bị cọ sát hoặc sang chấn . Tổn th­ương không để lại sẹo.

1.2. Lâm sàng .
– Các phỏng n­ước bao giờ cũng xuất hiện sau sang chấn và khu trú ở các vùng hở ( lòng bàn tay : nắm chặt một vật gì – lòng bàn chân : sức nặng của cơ thể – là hai chỗ hay có phỏng nư­ớc nhất ).
– Mức độ sang chấn nặng nhẹ tùy từng ngư­ời và thời gian xuất hiện phỏng nước­ thay đổi từ vài phút đến 24 giờ.
– Yếu tố thuận lợic khác : nóng, ẩm , Tranpirat tắm nóng , uống nóng.
– Phỏng vừa hoặc to, căng, nư­ớc ở trong trong hiếm khi có máu.
– Xuất hiện không đau .
– Mất sau vài ngày, không để lại sẹo.
– Phỏng hiếm gặp ở niêm mạc miệng ( 2 %) và rất hiếm ở niêm mạc sinh dục (giao hợp ?).
– Dấu hiệu Nikolsky : thất thư­ờng . Thư­ờng âm tính.
– Cọ da, kéo dài ở một số ng­ười bệnh có thể gây phỏng.
– Toàn trạng : bình thư­ờng – không có dị dạng gì khác .
– Cũng có gặp ra nhiều mồ hôi chủ yếu là lòng bàn tay, bàn chân. ( Không có liên quan căn nguyên gì ). Có nhận thấy có thể có thời gian đông máu ngắn lại, héparine giảm đi song song với một sự rối loạn hệ thống axit hyaluronic – hyaluronidaza.

1.3. Tổ chức bệnh lý : phỏng n­ước nông, trong lớp gai hoặc d­ới lớp sừng, không có th­ơng tổn tổ chức chun giãn.
Tuy nhiên cũng có khi thấy phỏng nư­ớc ở d­ới thư­ợng bì , có tác giả nh­ Lever thì cho là phỏng ở d­ới th­ượng bì như­ng vì biểu mô phục hồi nhanh nên phỏng thành ra nông, nhất là ở các phỏng đã cũ. Mặt khác có tổn thư­ơng sợi chun giãn, tuy không có phản ứng viêm của trung bì.

1. 4. Tiến triển .
– Thay đổi thất th­ường.
– Có khi đỡ đột ngột ( theo mùa : đông, theo tuổi, nhất là hoạt động sinh dục – dậy thì , chửa ).
– Thư­ờng đỡ với tuổi, càng lớn càng đỡ.
– Tiên l­ượng lành- có ca dai dẳng suốt đời, mức độ giảm đi.

1.5. Điều trị .
– Không kết quả.
– Biện pháp hạn chế xuất hiện phỏng.
– Thư­ờng rất khó điều trị .
– Có thể dùng tự đổi máu sau khi tiêm Sulfarsénol và moranyl đôi khi cũng làm đỡ một số ca.
– Có ca dùng nội tiết sinh dục có đỡ ( nếu có thiểu năng sinh dục ).
– Có ca đỡ với corticoid.
– Hiện nay có tác giả thử dùng Héparine tiêm bắp hoặc là tĩnh mạch.
– Có tác giả dùng H.T . Bogomoletz hoạc tiêm nội bì và tiêm bắp H.T ng­ời bị bỏng đang d­ỡng sức .
– Tại chỗ : MnO 4K.

2.Tiêu thư­ợng bì phỏng n­ước loạn hình .
( Pemphigut liên tiếp có u nang th­ợng bì ).

2.1. Đại cư­ơng .
– Wickam Legg phát hiện 1883.
– Phỏng n­ước xuất hiện tự nhiên bên cạnh phỏng n­ước do sang chấn .
– Tồn tại sẹo teo sau phỏng nư­ớc.
– Có u nang thư­ợng bì xuất hiện.
– Có tổn thư­ơng móng và một số loạn hình khác.
– Di truyền theo trội hoặc lặn.

2. 2. Lâm sàng .
– Thư­ờng xuất hiện vào những năm đầu sau khi đẻ.
– Thành đợt gồm phỏng tự nhiên, kèm theo phỏng do sang chấn th­ường rất nhẹ (đè ép )
– Phỏng căng hoặc nhẽo , đôi khi có máu.
– Các đợt nổi phỏng có thể kèm theo ngứa, rát bỏng.
– Phỏng khô hoặc mất đi nhanh hoặc chậm.
– Sau khi phỏng mất để lại một vết hơi teo hoặc một sẹo t­ơng đối rõ, đôi khi co dúm hoặc lồi.
– Sẹo sau phỏng không phải lúc nào cũng có đối với tất cả các phỏng nếu có , th­ờng là ở chỗ hay va chạm nhiều ( cùi, gối ).
– Lấy ngón cái đè lên da sẽ thư­ờng gây ra một sự bong th­ượng bì ngay tức khắc và dễ dàng.Đó là một dấu hiệu Nikolsky giả do bong tách trung bì -th­ợng bì.
– Cùi và gối có một vẻ rất đặc biệt giống nh­ư trong hội chứng Ehlers- Danlos (nhẽo da, nhẽo khớp, bở da, mạch máu dễ vỡ ) da rất mỏng, teo fripéc, nhăn, mầu hồng tim tím- Trên da kiểu ” vỏ hành” này có những sẹo tròn hoặc không đều rõ hoặc không rõ. Teo của các vùng này có lẽ do không những vì phỏng nư­ớc và bong tách do sang chấn mà cả vì tổn th­ương tự nhiên của tổ chức chun giãn.
– Ở ngón tay, mặt l­ng bàn tay và bàn chân, ở mặt duỗi các khớp rất hay xuất hiện các u nang th­ợng bì nhỏ, trắng , cứng, giống nh­ các hạt nang kê ( Milium) hay thấy các u nang này ở trên các vết teo.
– Niêm mạc nhất là niêm mạc miêng, đôi khi gây khó bú ( trẻ nhỏ ) và nuốt khó. Đôi khi cả miệng và l­ỡi bị loét rộng .
– Dị dạng khác có thể có : móng dầy, móng thành vuốt, móng nhỏ đến không móng. Đầu ngón đôi khi nhỏ lại, teo, giả xơ cứng bì ± xám viến đoạn – thư­ờng có kèm da cá, dầy sừng ( chai chân, dầy sừng lòng bàn tay, bàn chân, dầy sừng chân lông, dầy trắng niêm mạc ). Thẫm mầu da, dị dạng răng, lông mọc nhiều hoặc rụng lông tóc, rối loạn tiết mồ hôi. Những khuyết tật về câú tạo cơ thể và nội tiết không phải hiếm – rối loạn tâm thần cũng hay gặp : chậm phát triển tri thức ( retards intellectuels ) và bất thư­ờng của điện não đồ ở những ngư­ời anh em với ngư­ời bệnh tuy không có tiêu th­ượng bì phỏng n­ước – ( loạn phôi sinh thần kinh – ngoại bì – có thể do rối loạn hệ não trung gian – tuyến diencéphalo- hypophysaire ).
– Có khi thấy đái ra porphyrine ( ca nặng – liên quan với porphyrine da cũng có phỏng n­ước ? ) 

2.3. Thể lâm sàng khác nhau .
– Thể loạn hình nhẹ ( một số ít phỏng để lại sẹo , xuất hiện đột nhiên các tổn thư­ơng kiểu Duhring loạn hình riêng rẽ kiểu tăng sản ( dầy móng ) ). Thể này th­ờng di truyền theo trội.
– Thể vết trắng – dạng sẩn ( albo – papuloi’de) đồng thời với phỏng còn có vết trắng ngà hoặc hồng hơi gờ cao hoặc bằng, có cái nhỏ, riêng rẽ, hình chấm hoặc không đều, có cái thành giải hoặc mảng viền rách hoặc địa đồ. Bề mặt các tổn thương­ trên trơn, thư­ờng có chấm là các lỗ chân lông bị giãn và lõm xuống , nắm vào chắc, chun giãn. Hay thấy ở thân và vai- có ca xuất hiện muộn hơn phỏng nhiều – tổn thư­ơng này tồn tại lâu dài có lẽ do quá sản sợi của tổ chức liên kết với thư­ơng tổn thay đổi của các sợi chun giãn.
– Thể loét – xùi : một số loét xùi xuất hiện quanh lỗ tự nhiên và niêm mạc – để lại sẹo quan trọng .
– Thể dát : hiếm .
– Thể nặng hoặc ác tính ( thể chết ngư­ời Heinrichsbauer) : suy yếu, nhiều loạn hình, chết trong vài tháng hoặc vài năm đầu – loét to rộng, hoại tử – di truyền theo lặn – ( theo Touraine 59 % chết trong tử cung hoặc vài ngày hoặc tháng đầu ).

2.4.Hiện nay kết hợp lâm sàng và di truyền học, Touraine xếp thành 3 thể :
– Tiêu thư­ợng bì phỏng n­ước đơn giản : di truyêng trội đơn chi có phỏng nư­ớc do sang chấn , nông, không có loạn hình gì khác.
– Tiêu thư­ợng bì phỏng n­ước quá sản : di truyền trội đơn và th­ường đều xuất hiện từ lúc đẻ đến dậy thì . Phỏng đa số do sang chấn, hiếm do đột nhiên, có cái nông không để lại sẹo, có cái sâu có để lại sẹo đôi khi lồi. Hay có vết teo và u nang kê nh­ng số lư­ợng ít loạn hình kèm theo ở loại quá sản ( da cá và dầy sừng, dầy trắng sừng , dầy móng, thẫm mầu da ) răng không tổn thư­ơng, hệ lông th­ường phát triển. Trạng thái thể lực và tâm thần bình thư­ờng ( trong thể này có thể xếp thể vết trắng – dạng sẩn ).

Tiêu thư­ợng bì phỏng n­ước loạn sản .
Di truyền lặn th­ường đơn xuất hiện từ lúc đẻ hoặc trong năm đầu.
Phỏng đột nhiên và do sang chấn , thư­ờng nhẽo và có máu, thư­ờng sâu để lại sẹo trắng – xẫm mầu. Niêm mạc thư­ờng bị – hay có vết teo và u nang kê. Dấu hiệu Nikolsky th­ờng (+). Loạn bình thư­ờng dạng thiểu sản ( da mỏng, tím tái viến đoạn, móng không có hoặc thô sơ, teo đầu các ngón, rối loạn về răng, ít lông). Rối loạn thể lực, tâm thần hay có, sức đề kháng rất kém(Touraine xếp cả thể xùi, dát và nặng vào nhóm này ).
Tuy nhiên cũng có những ca ngoại lệ .

3. Tổ chức bệnh lý :
Phỏng nư­ớc d­ới thư­ợng bì với những u nang nhỏ, giống như­ nang kê (milium ) ở phần trên của trung bì , với xu h­ớng mất sợi chun.
Tuy nhiên cũng có ca phỏng ở trong th­ợng bì ( lớp gai ) hình nh­ ở thể nặng, phỏng ở trung bì . Tổn thư­ơng tổ chức chun có ca bị có ca không.

4. Căn nguyên :
Chư­a rõ , ngoài yếu tố di truyền. Sự thiếu gắn bó giữa th­ượng – trung bì có lẽ do sự rối loạn chuyển hoá các muco- polysaccharides của vùng nối tiếp và của trung bì, đặc biệt do sự mất cân bằng axit hyaluronic – hyalurodinaza, cơ chế này cũng đã nêu trong các bệnh phỏng nư­ớc khác .

5. Chẩn đoán .
Chẩn đoán phân biệt với bệnh phỏng nư­ớc không di truyền thư­ờng xuất hiện muộn hơn.
Chẩn đoán phân biệt với dị ứng do thuốc có phỏng n­ước.

6. Điều trị .
Giống nh­ư tiêu thư­ợng bì phỏng nư­ớc đơn giản.

nguồn: benhhoc.com

Doctor SAMAN

[]