dottu

   Từ thế kỷ thứ XVII sau khi công trình nghiên cứu khoa học về hệ tuần hoàn của nhà bác học Senxiut được công bố người ta nhận thấy rằng đột tử và bệnh tim có mối liên hệ không thể bàn cãi.    Đột tử là cái chết nhanh chóng trong vòng 1 giờ đồng hồ, thường xảy ra vào ban đêm ở những người lớn tuổi dường như đang khỏe mạnh. Nhưng các kết quả giải phẫu bệnh cho thấy hầu hết các trường hợp đột tử đều có một bệnh tim nào đó và thiếu máu cơ tim là nguyên nhân được đặc biệt quan tâm. Như vậy khi có một bệnh tim ở hệ thống van, phì đại thất trái, rối loạn nhịp, đau ngực khó thở…đặc biệt thiếu máu cơ tim thì nguy cơ đột tử là khá hiện hữu. Trước một thực trạng không đừng được, tháng 10 năm 1981 các nhà khoa học y học đã nhóm họp tại Giơnevơ để thảo luận về hiện tượng đột tử có liên quan đến tim. Năm 1983 Đại hội đồng y tế thế giới đã thiết lập một chương trình của OMS dài hạn về chương trình phòng chống đột tử.    Người ta cũng còn thấy rằng ở những nơi công nghiệp phát triển, môi trường đô thị tỷ lệ đột tử cao hơn hẳn một cách có ý nghĩa với vùng nông thôn và miền núi. Tại các nước công nghiệp phát triển cứ một triệu người có 30 ca đột tử mỗi tuần trong đó nguy cơ đột tử tăng lên 8 - 10 lần khi có thiếu máu cơ tim nói riêng và bệnh ở hệ thống động mạch vành nói chung, đa số chết ngay trong giờ đầu trước khi đưa đến bệnh viện, thống kê cho thấy 80% các ca đột tử xảy ra trên người có bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim là nguyên nhân số 1, biểu hiện rung thất luôn được ghi nhận. Đột tử rất thường xảy ra bởi rung thất hoặc nhịp nhanh thất [Giáo sư Nguyễn Thế Khánh, Bách khoa thư bệnh học, tập 3, đột tử do bệnh tim ở người lớn tuổi, trang 177]. Các yếu tố nguy cơ: - Tuổi càng cao tỷ lệ đột tử càng tăng, tuổi bắt đầu nguy cơ là 45 - Ở nam giới khả năng bị đột tử là gấp đôi so với nữ giới - Tăng huyết áp tối đa tối thiểu có vai trò rõ ràng dẫn đến đột tử - Nghiện thuốc lá, phì đại thất trái, ngoại tâm thu thất, căng thẳng thần kinh - Tăng cholesterol máu không phải là yếu tố nguy cơ đột tử. Phòng ngừa: - Ghi điện tim thường xuyên, định kỳ là biện pháp không thể thiếu trong chương trình phòng ngừa bệnh tim điều này hết sức quan trọng với những người đã nhồi máu cơ tim, nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đã có vài lần đau thắt ngực, đau tim - Ăn nhạt, kiểm soát chặt chẽ diễn biến tăng huyết áp. - Bỏ thuốc lá, tránh các sang chấn tâm lý. - Kiểm soát chặt chẽ bởi bác sỹ khi có bệnh tim. Người ta thấy thuốc chống loạn nhịp, thuốc cải thiện tuần hoàn mạch vành có ý nghĩa rõ ràng với việc ngăn ngừa đột tử: Thuốc chẹn Beta, thuốc chống loạn nhịp Amiodazone. - Dự phòng bằng thuốc nam: Nghệ vàng kho đậu phụ mỗi tuần 2 bữa hoặc rau cần xào tỏi, uống lá sen hay nước hàng ngày; có thể ngâm rượu: thạch xương bồ, dâm dương hoắc, thương truật, sơn tra, đan sâm uống một chén nhỏ trước khi ngủ. Người không uống rượu có thể dùng Cardorido SAMAN cách ngày 1 gói sau bữa cơm chiều hoặc trước khi đi ngủ 30 phút.  

Bs. Hoàng Sầm

Nghiên cứu viên cao cấp

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/11.2018\/heart-attack.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/11.2018\/heart-attack.jpg","subHtml":"dottu"}]