BỆNH ALZHEIMER – BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 3

Bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại: Tiểu đường tuýp 1 (T1DM), gặp ở người trẻ (thường dưới 30 tuổi), do tế bào Beta của tụy (sản xuất ra Insulin) bị phá hủy, nên không thể sinh ra đủ Insulin (Insulin có vai trò làm giảm đường huyết) để chuyển hóa đường vì vậy hậu quả là đường huyết tăng cao. Tiểu đường tuýp 2 (T2DM):  chiếm 90% bệnh nhân bị bệnh tiểu đường gặp ở người lớn tuổi, do tuyến tụy giảm sản xuất ra Insulin, từ đó gây bệnh tiểu đường.

Trong những năm gần đây khi nghiên cứu bệnh Alzheimer, người ta thấy mối liên quan giữa đường huyết và Insulin trong vấn đề phát sinh và phát triển bệnh Alzheimer. Insulin do tuyến tụy sinh ra có thể đi vào não bộ qua hàng rào máu – não. Hàng rào máu – não là hàng rào rất tinh vi (không phải chất nào cũng có thể qua được).

 Các nhà nghiên cứu nhận định rằng:  đường huyết tăng cao làm tổn thương hệ thống mạch máu não, đồng thời gây mất cân bằng hóa học trong não, làm tích tụ các chất độc  như mảng bám Beta – Amyloid và các đám rối tơ thần kinh nội bào (NFTs)...là những tác nhân phát sinh bệnh Alzheimer. Mặt khác, lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm cũng có thể làm tổn thương tế bào thần kinh gây bệnh Alzheimer.

 Từ năm 2005, một số nhà khoa học cho rằng có thể xem bệnh Alzheimer là một dạng đặc biệt của bệnh tiểu đường và gọi đó là bệnh tiểu đường tuýp 3 (T3DM).

Trong tạp chí Diabetes Sciences and Technology tháng(11/2008), Bs Suzanne de la Monte, chuyên khoa Thần kinh tại bênh viện Rhode Island (Hoa Kỳ) đã chứng minh bệnh Alzheimer là đại diện cho một dạng bệnh tiểu đường liên quan đến não một cách chọn lọc và cũng gọi đó là tiểu đường tuýp 3. Tác giả Suzan dela Monte còn cho rằng: Não tự nó cũng có thể sản xuất ra Insulin. Đây là một kết luận rất mới mẻ, song tác giả chưa đưa ra dẫn chứng để chứng minh và cho đến nay cũng chưa có bài báo nào công bố để minh chứng thêm về điều này.

Tháng 5/2020, trên tạp chí quốc tế:  International Journal  of Molecular Sciences, TS Nguyễn Thu Trang, khoa dược của trường đại học công nghệ TP. Hồ Chí Minh, cùng các nhà khoa học khác của Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã công bố những nghiên cứu mới về bệnh T3DM và vai trò của Insulin trong điều trị.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh T3DM: Ngoài các triệu chứng của của bệnh tiểu đường nói chung, những người bị bệnh T3DM còn có biểu hiện rối loạn trí nhớ, trí tuệ... tức là gồm triệu chứng của cả hai bệnh tiểu đường và bệnh Alzheimer.

Hiện nay, quan điểm cho rằng có bệnh T3DM còn nhiều tranh cãi và chưa được thống nhất.  Người ta nhận thấy một điều đáng chú ý là một số người tiểu đường tuýp 2 về lâu dài cũng có thể phát triển thành bệnh Alzheimer và ở những người tiểu đường tuýp 2  chưa được chẩn đoán (nên không được điều trị) sẽ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

 Bệnh tiểu đường và bệnh Alzheimer là những bệnh mà Viện y học bản địa Việt Nam đã nghiên cứu trong nhiều năm nay. Theo BS Hoàng Sầm Viện y học bản địa việt Nam:  Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh tự miễn, nên sản phẩm Ramjec chữa tiểu đường (đã được Bộ y tế công nhận) tác dụng chữa bệnh theo cơ chế phục hồi số lượng và chất lượng tế bào Beta của tụy, từ đó làm cho đường huyết trở về bình thường một cách bền vững, Ramjec là dược liệu nguồn gốc 100% thiên nhiên. Hơn nữa, qua bài viết này, Ramjec còn có thể phòng và điều trị chứng sa sút trí tuệ của bệnh Alzheimer.

Ngô Quang Trúc

(Nguồn Greenmedinfo.com)

[]