Lời bạt: Do phải đi dạy học nên tôi thuộc rất nhiều bài thuốc cổ phương, thuộc làu thì có tới trên 300 bài, thế nhưng tâm đắc nhất thì đến thời điểm này chỉ có vài bài, bài Quy tỳ hoàn là 1 trong số đó. Mới đây, theo Bác sỹ Nguyễn Phú Lâm, các nhà nghiên cứu tại Huế phát hiện tờ châu bản có bài Quy tỳ hoàn dùng để điều trị bệnh, bồi bổ sức khỏe của cho vua Minh Mạng. Cũng tại Huế, người ta tìm được cứ liệu chứng tỏ Quy tỳ thang dùng chữa bệnh hiếm muộn, vô sinh rất hiệu quả. Bài viết này theo yêu cầu của bạn Yến Nhi Giám Đốc Công ty Verdant Life, nhà phân phối độc quyền Quy Tỳ Hoàn do Viện y học bản địa Việt nam trực tiếp bào chế và chiết xuất.
Bài thuốc cổ phương Quy Tỳ Hoàn do Nghiêm Dụng Hoà (tự là Tự Lễ), danh xưng Lư Sơn Nhân – đời Nam Tống chế ra – ghi trong sách Tế sinh phương. Với các thầy thuốc Đông y bài thuốc này là hết sức quen thuộc, thế nhưng ẩn sau nó để thật hiệu nghiệm thì các bào chế và phân lượng là cả 1 bài toán. Rất may, năm 1982 khi đi học Hán nôm với Giáo sư Nguyễn Thiên Tích, chúng tôi đã học được cách bào chế bài thuốc này. Sau bào chế, có thể làm hoàn hoặc làm viên hoặc thuốc sắc tuỳ ý.
Quy tỳ cầm máu: Năm 1985, có được vài gam Nhân Sâm là cực quý, phải gói mấy lần cất trong tủ kín chống ẩm. Một hôm có Bệnh nhân nữ, N.T.T.L, 18 tuổi, từ xóm Phú Sơn xã Phấn mễ, huyện Phú lương được người nhà đưa tới trong trạng thái băng kinh ồ ạt, liên tục, người nhà phải xé cả cái màn đơn bằng vải xô để làm băng vệ sinh thấm máu mà vẫn chưa cầm được. Niêm mạc mắt trắng nhợt, môi trắng bệch, thở gấp khó thở, nhịp tim khó đếm, tiếng tim mờ yếu .. mắt thất thần, nguy cơ suy tim cấp, tụt huyết áp 60/0 mmHg – 1 cấp cứu sock mất máu, đe doạ tử vong. Cầm máu tạm thời bằng châm kim huyệt Đoản Hồng trong 15 phút; sau đó phải bỏ 08 gam Nhân sâm cất bấy lâu ra cứu người theo bài Quy Tỳ, ban đầu bệnh nhân không uống được, chỉ nhấp môi, sau đó tăng dần lên uống được 2 chén nhỏ. Môi hồng dần, huyết áp cải thiện sau 60 phút thì cầm máu, mắt đã có hồn, linh lợi hơn. Cả ngày hôm đó sắc bài Quy tỳ, Sắc đi sắc lại đến khi nhạt hết thì bệnh nhân đã ổn định huyết áp 95/50 mmHg, tự ngồi dậy và tự đi vệ sinh cá nhân được.
Quy Tỳ chữa thiếu máu: Năm 1993 có 2 bệnh nhân nữ cùng thiếu máu huyết tán thứ phát, một người ở Tân trào, Sơn dương, Tuyên Quang, một người ở Thái Nguyên hằng tháng họ phải xuống Viện huyết học truyền máu để truyền máu, tháng nào cũng vậy. Lúc đó Tôi đã khá nổi tiếng sau 10 năm tốt nghiệp Bác sỹ. Họ quen nhau dưới Viện huyết học và cả 2 đến chỗ tôi xin cho thuốc. Giai đoạn này Trung quốc không cấm vận nữa, Nhân Sâm, Hoàng kỳ đã khá rẻ, bèn kê đơn cho bài Quy Tỳ, mỗi người 15 thang, mỗi thang sắc kĩ uống 2 ngày. Tháng sau đi xuống Viện huyết học thì không phải truyền máu nữa, theo đó cả 2 lại quay lên lấy thuốc. Khi đó tôi yêu cầu 6 tháng phải uống đủ 90 thang thuốc. Người ở Tân Trào sau 45 thang thuốc thì khoẻ hẳn và không uống thuốc nữa. Cứ ai thiếu máu là giới thiệu đến tôi – còn tôi thì cứ bài Quy Tỳ mà thu tiền; năm 1997 tôi đến thăm Bệnh nhân này tại Tân Trào cô ấy tưởng khách đến xin địa chỉ: “xin địa chỉ đi chữa bệnh thiếu máu à, đây cứ đọc giấy này mà đi, nhà đang bận, đừng vào nhà nữa”. Lúc sau cô ấy nhận ra Tôi mới oà lên khóc, đón Tôi với Ông Vụ Lái xe vào nhà. Cô ở Thái Nguyên thì không được may mắn như thế, từ 1993 đến 2023 này đã 30 năm, cứ 6 tháng cô ấy phải uống 15 thang vẫn bài thuốc ấy, tuy nhiên không bao giờ phải truyền máu nữa, và đã chuyển sang thuốc Viên Quy Tỳ. Các bệnh nhân này, năm nay người trẻ cũng đã 57 tuổi, người lớn hơn cũng đã 60 tuổi. Họ sống ổn và thể bệnh nhẹ, còn tôi là người may mắn biết, trải nghiệm bài thuốc này.
Quy Tỳ chữa gầy gò, không tăng cân: Trước khi dịch Covid 19 về Hà Giang thăm 1 người bạn học cấp II nhưng muộn vợ, cả 2 vợ chồng chỉ có 1 đứa con gái 23 tuổi. Nhà khá giả nhưng đứa con gái đang học Đại học sư phạm lại gày gò, tong teo, nặng chỉ 41 cân, cao 1m66, ăn gì, thuốc bổ gì cũng không mập lên được. Khi này đã có Viên Quy Tỳ dùng trong phòng khám, gửi cho 9 lọ, mỗi lọ 90 Viên, mỗi ngày uống 9 viên chia 3 lần lúc 8h – 14h – 20h; sau 3 tháng cháu lên được 48 kg, người vừa mảnh mai đẹp thì cho dừng và gả chồng luôn, đi ăn cưới cháu vợ chồng người bạn cảm ơn mãi.
Cách bào chế các vị thuốc trong bài Quy Tỳ Thang:
TT | Tên vị thuốc | Phân lượng | Cách bào chế |
1 | Nhân Sâm (không thay bằng Đảng sâm) | 12g | Nhân Sâm nhúng nước để trương nở, vò bột can khương cho dính bên ngoài đem đồ 3h đồng hồ rồi bỏ ra rũ sạch can khương, sấy nhẹ đến khô. |
2 | Hoàng Kỳ (không thay bằng Hoàng Kỳ nam) | 16g | Hoàng kỳ chích mật: thái phiến, hòa nước sôi với mật ong, tẩm đều, ủ ngấm, sao nhỏ lửa đến khi vàng thơm, sờ không dính tay. |
3 | Phục Thần (Đề phòng củ Nưa giả Phục thần) | 12g | Xác định đúng Phục thần không phải chế biến gì, chỉ cần sấy khô bảo quản |
4 | Toan Táo nhân sao | 16g | Toan táo nhân sống tẩm sơ qua dấm thanh, sao cùng nắm hạt gạo, thấy hạt gạo chớm vàng thì bỏ ra ngay. |
5 | Viễn chí ba sừng (có nhiều loại Viễn chí) | 8g | Viễn chí bỏ lõi, 5 cân Viễn chí đun với 1 lạng cam thảo đến khi cạn nước thì đem sấy khô. |
6 | Mộc hương (không thay bằng Nam mộc hương) | 8g | Chỉ cần thái mỏng sấy khô |
7 | Bạch truật ( có thể thay bằng Bạch truật di thực) | 12g | Bạch truật thái phiến, tẩm nước của Phục long can (đất lòng bếp) Sao khô |
8 | Long nhãn (tránh giả bằng long quả vải) | 12g | Long nhãn khô, không cần chế biến gì |
9 | Đương quy (có thể dùng hàng di thực) | 12g | Đương quy ủ rượu 60 phút, bỏ ra sao khô nhưng phải vẫn còn thơm mùi rượu. |
10 | Cam thảo | 8g | Thái phiến, tẩm mật mía, ủ sau đó sao nhẹ đến khô |
11 | Đại táo | 12g | Đại táo tươi, sấy đến vỏ nhăn nheo là được, không chế biến gì đặc biệt |
Sau khi bào chế xong có thể chiết lấy dung dịch, cô đặc, sấy khô làm viên nang, viên nén, viên hoàn hoặc dạng tễ hoặc thuốc sắc, ngâm rượu …
Tác dụng: Kiện tỳ dưỡng tâm (ăn được ngủ được); ích khí bổ huyết (khoẻ lên và tạo máu mới); thống huyết, nhiếp huyết (quản lý máu và cầm chảy máu)
Ứng dụng lâm sàng:
- Ăn kém, chán ăn ngủ ít hoặc mất ngủ;
- Gày gò ăn nhiều không béo hoặc bị sút cân sau ốm;
- Hay quên, tim hồi hộp, lo âu
- Sau ốm dậy mỏi mệt, sắc mặt vàng nhợt, môi lưỡi nhợt nhạt;
- Chứng suy nhược cơ thể;
- Chứng Suy nhược thần kinh.
- Thiếu máu ( hồng cầu) không rõ nguyên nhân;
- Xuất huyết trong bệnh loét dạ dày tá tràng;
- Trường hợp phụ nữ kinh kéo dài hoặc rong kinh, băng kinh, lậu kinh;
- Suy giảm Tiểu cầu sau sốt xuất huyết và chứng suy giảm tiểu cầu khác;
- Xuất huyết dưới da không rõ nguyên nhân;
- Trẻ em biếng ăn chậm lớn; người ốm biếng ăn;
- Chảy máu trực tràng kéo dài sau xạ trị;
- Vô sinh ( hiếm muộn) không do tổn thương thực thể cả ở nam và nữ.
Người Viết bài: Bác sỹ Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện y học bản địa Việt nam.
Bình luận