Cây chỉ thiên có tên khoa học là: Elephantopus spicatus (thân gân là đỏ); Elephantopus scarber (thân gân lá màu trắng).

Còn có tên gọi khác là thổi lửa, cỏ lưỡi mèo, cỏ lưỡi chó, co tát nai (dân tộc Thái), nhả đản (dân tộc Tày); mapet (dân tộc Mán)

 

 

Theo kinh nghiệm của BS Hoàng Sầm, cây này có 5 tác dụng chính:

  1. Chữa lách to do các nguyên nhân đã trải nghiệm như leucose kinh, đa hồng cầu và sốt rét, đây là kinh nghiệm của Cụ lang Hoàng Văn Hiều và Cụ bà Đặng Xà Púi là thân sinh của BS Hoàng Văn Sầm;
  2. Chữa Viêm cầu thận cấp tính, mạn tính, kinh nghiệm của BS Hoàng Sầm;
  3. Chữa Viêm gan A, độc vị này;
  4. Chữa kiết lỵ, chưa rõ loại kiết lỵ nào vì chưa có xét nghiệm vi sinh, nhưng không hiệu quả bằng bài của GS. BS Nguyễn Quang Thông gồm: rau má, rau sam, cỏ nhọ nồi;
  5. Chữa rắn rết độc cắn, ga rô trên chỗ cắn, nhai nuốt nước, đắp bã.
  6. Chữa tắc tia sữa, kinh nghiệm giáo sư Nguyễn Thế Đặng thừa kế từ ông Hen Phú Lương, Bắc Thái;
  7. Có 1 số tác dụng khác chưa kiểm chứng.

Thành phần các nhóm chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học trong cây đã được nghiên cứu phân tích định tính bằng các phản ứng hóa học đặc trưng trên dịch chiết của cây.

Kết quả dược nêu trong bảng sau:

STT

Tên nhóm chất

Thuốc thử

Hiện tượng

Kết quả

1

Đường khử

feling

Kết tủa đỏ gạch

+++

2

Dầu béo

Dd NaOH

Có váng trắng nổi lên

++

3

Protein

Ninhidrin

Có vết màu tím đen

++

4

Xianua

Giấy picrat

Màu vàng nhạt (Không đổi màu)

-

5

Ancaloit

Dragendooc

Dung dịch trong suốt màu vàng

-

6

Cumarin

Axit và kiềm

dung dịch trong

-

7

Glicozit tim

Keller-Kiliani

Có màu nâu đỏ giữa hai dung dịch

++

8

Các hợp chất phenol

FeCl3 5%

Có màu xanh tím

++

9

Flavonoit

Xianidin

Dung dịch có màu hồng nhạt

++

10

Steroit

Libecman- Burchart

Màu xanh lá nhạt

+

11

Saponin

Tạo bọt

Bọt bền vững

+

Ghi chú: các ký hiệu +++: có, rất rõ;    ++: có, rõ;    +: có;     -: không có

Chúng tôi đã tiến hành sắc ký bản mỏng để định tính các chất trong cây chỉ thiên già thấy trong lá có nhiều vệt chất hơn trong cành và quả. Trong cành thấy có hai vệt có màu sắc khác với trong lá. Trong ảnh sắc ký: Vệt bên trái là của lá, vệt bên phải là của cành và quả.

Ảnh sắc ký lá và cành do nhóm Hứa Văn Thao thực hiện đúng hôm Việt Nam Thắng đội Qatar

 

Doctor SAMAN

Hứa Văn Thao

Phó viện trưởng Viện Y học bản địa Việt Nam

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/01.2018\/cay-chi-thien.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/01.2018\/cay-chi-thien.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/01.2018\/sac-ky-la-va-canh-cay-chi-thien.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/01.2018\/sac-ky-la-va-canh-cay-chi-thien.jpg","subHtml":""}]