Cây thuốc

Cây Cơm lênh

– Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật: + Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.  + Căn cứ khoá phân loại thực vật. + Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt […]

Cơm lênh

– Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

+ Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại. 
+ Căn cứ khoá phân loại thực vật.
+ Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

– Kết luận: Mẫu số 04-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

+ Tên thường gọi: Ráy bò, Chân rết, Tràng pháo, Pháo leo…
+ Tên khoa học: Pothos repens (Lour.) Druce
+ Class:  Equisetopsida C. Agardh.
+ Subclass:  Magnoliidae Novák ex Takht. 
+ Order:  Alismatales R. Br. ex Bercht. & J. Presl
+ Family:  Araceae Juss.
+ Genus:  Pothos L.
+ Species: Pothos repens (Lour.) Druce

– Một số thông tin khoa học của Pothos repens (Lour.) Druce

+ Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập II, trang 549, NXB Y học, Hà Nội. Ráy bò có vị cay, tính ấm; có tác dụng tiêu viêm chỉ thống tiêu thũng tiếp cốt. Công dụng: “Được dùng chữa băng huyết, động thai, đau màng óc, co thắt sau chấn thương, sai khớp.” 
+ Danh lục các loài thực vật Việt Nam, 2005, tập III, trang 889, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. Cây công dụng: “Lá làm thuốc chữa gãy xương, làm thức ăn cho ngựa. Làm thuốc chữa băng huyết, động thai, đau màng óc, co thắt sau chấn thương, sai khớp.”

– Tài liệu tham khảo:

+ Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập II, NXB Y học, Hà Nội.
+ Phạm Hoàng Hộ, 2000, Cây cỏ Việt Nam, Quyển III, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
+ Danh lục các loài thực vật Việt Nam,tập III, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Ban biên tập Viện y học bản địa Việt Nam.

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Cử nhân Nguyễn Văn Tuấn

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận