Cây thuốc

Cây Đông Hầu

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật: – Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại. – Căn cứ khoá phân loại thực vật. – Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), […]

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

– Căn cứ khoá phân loại thực vật.

– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 35-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

– Tên thường gọi: cây Đông hầu

– Tên khoa học: Turnera ulmifolia L.

* Lớp: Equisetopsida C. Agardh.

* Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.

* Bộ: Malpighiales Juss. ex Bercht. & J. Presl

* Họ: Passifloraceae Juss. ex Roussel

* Chi: TurneraL.

* Loài:Turnera ulmifolia L.

+ Một số thông tin khoa học của Turnera ulmifolia L.

– Theo Phạm Hoàng Hộ, 1999, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, trang 555, lá Đông hầu có tác dụng long đờm, bổ.

– Ở nước ngoài Turnera ulmifolia L. đã có những nghiên cứu sau:

1. Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài chi Turnera. Trọng tâm là Turnera ulmifolia và Turnera diffusa.

– Từ xưa Y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới đã biết sử dụng các loài loài khác nhau trong chi Turnera L. để điều trị các bệnh như thiếu máu, viêm phế quản, ho, tiểu đường, sốt, bệnh nấm, rối loạn tiêu hóa, giảm đau, phổi và các bệnh về đường hô hấp, rối loạn da, và bệnh phụ nữ và đặc biệt là tác dụng tăng cường khả năng tình dục.

– Các nhà khoa học đã tách chiết được nhiều hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học cao ở trong cây như: Flavonoids (22 hợp chất khác nhau), glucoside maltolt, phenolics, glycosides cyanogenic (7 hợp chất khác nhau), Monoterpenoid, Sesquiterpenoid, triterpenoid, các polyterpene ficaprenol-11, các axit béo, và caffeine.

– Dựa trên các kết quả thực nghiệm đã chứng minh rằng, nhiều loài trong chi Turnera có tác dụng chữa bệnh đúng như những kinh nghiệm trong Y học cổ truyền, trong đó có trọng tâm là cây Đông hầu: Turnera ulmifolia L.

2. Nghiên cứu khả năng kháng sinh, kháng nấm của cây Đông hầu: Turnera ulmifolia L.

– Trong  2 nghiên cứu về khả năng kháng sinh trên các chủng vi khuẩn đã kháng thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosides. Dựa trên các kết quả thực nghiệm đã chứng minh, dịch chiết từ cây Đông hầu: Turnera ulmifolia L. có khả năng diệt các chủng Escherichia coli (E. coli) và Staphylococcus aureus đã kháng kháng sinh nhóm aminoglycosides và có tác dụng hiệp đồng khi dùng kết hợp cùng với các loại thuốc kháng sinh như kanamycin, gentamicin, neomycin, tobramycin và amikacin.

– Trong 1 nghiên cứu về khả năng chống các chủng nấm Candida của cây cây Đông hầu: Turnera ulmifolia L. , các nhà khoa học đã thấy khả năng hiệp đồng diệt nấm khi dùng dịch chiết Đông hầu kết hợp với thuốc chống nấm nhưMetronidazole.

3. Tác dụng chống oxy hóa, chống viêm loét dạ dày, đại tràng, bảo vệ gan từ Đông hầu: Turnera ulmifolia L.

– Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thử nhiệm y học và đã thu được những kết quả như sau:

– Dịch chiết đông hầu có khả năng bảo vệ gan, chống lại tổn thương gan gây bởi Carbon tetrachloride tương đương thuốc tiêu chuẩn Legalon.

– Đông hầu có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày với khả năng giảm tỉ lệ loét 39% và 46%, với liều 500 mg/kg và 1000 mg/kg, với tác nhân là HCL và ethanol. Khi kết hợp với indomethacin và bethanechol thì tỉ lệ loét giảm đến 58% và 72% với liều 500 mg/kg và 1000 mg/kg, tương ứng. và giảm loét do stress gây ra là 48%, 57%, và 58% ở liều 250 mg/kg, 500 mg/kg, và 1000 mg/kg, tương ứng (p <0,05).

– Sử dụng dịch chiết Đông hầu với liều 250 và 500 mg/kg đã thấy tác dụng bảo vệ đại tràng với tác nhân gây viêm đại tràng là axit trinitrobenzenesulphonic.

=> Từ các kết quả trên, chúng ta có thể thấy được cây Đông hầu: Turnera ulmifolia L. đúng là một cây thuốc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Ở Việt nam, đây cũng là lần đầu tiên các thông tin có giá trị khoa học cao của loài Đông hầu: Turnera ulmifolia L., được Viện Y học bản địa Việt Nam công bố.

-> Tài liệu tham khảo:

1. Phạm Hoàng Hộ, 1999, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

2. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Szewczyk K, Zidorn C, Ethnobotany, phytochemistry, and bioactivity of the genus Turnera (Passifloraceae) with a focus on damiana–Turnera diffusa. J Ethnopharmacol. 2014 Mar 28;152(3):424-43.

4. Brito NJ, López JA, do Nascimento MA, Macêdo JB, Silva GA, Oliveira CN, de Rezende AA, Brandão-Neto J, Schwarz A, Almeida Md, Antioxidant activity and protective effect of Turnera ulmifolia Linn. var. elegans against carbon tetrachloride-induced oxidative damage in rats. Food Chem Toxicol. 2012 Dec;50(12):4340-7.

5. Santos KK , Matias EF , Souza CE , Tintino SR , Braga MF , Guedes GM , Nogueira LF , Morais EC , Costa JG , Menezes IR , Coutinho HD, Anti-Candida activity of  Mentha arvensis and Turnera ulmifolia. J Med Food. 2012 Mar;15(3):322-4.

6. Coutinho HD, Costa JG, Lima EO, Falcão-Silva VS, Siqueira-Júnior JP, Increasing of the aminoglicosyde antibiotic activity against a multidrug-resistant E. coli by Turnera ulmifolia L. and chlorpromazine. Biol Res Nurs. 2010 Apr;11(4):332-5.

7. Coutinho HD, Costa JG, Lima EO, Falcão-Silva VS, Siqueira JP Jr, Herbal therapy associated with antibiotic therapy: potentiation of the antibiotic activity against methicillin–resistant Staphylococcus aureus by Turnera ulmifolia L. BMC Complement Altern Med. 2009 May 8;9:13.

8. Galvez J, de Souza Gracioso J, Camuesco D, Galvez J, Vilegas W, Monteiro Souza Brito AR, Zarzuelo A, Intestinal antiinflammatory activity of a lyophilized infusion of Turnera ulmifolia in TNBS rat colitis. Fitoterapia. 2006 Dec;77(7-8):515-20.

9. Gracioso Jde S, Vilegas W, Hiruma-Lima CA, Souza Brito AR, Effects of tea from Turnera ulmifolia L. on mouse gastric mucosa support the Turneraceae as a new source of antiulcerogenic drugs. Biol Pharm Bull. 2002 Apr;25(4):487-91.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam

 

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Cử nhân Nguyễn Văn Tuấn

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận