+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:
– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.
– Căn cứ khoá phân loại thực vật.
– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.
+ Kết luận: Mẫu số 21-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:
– Tên thường gọi: Huyết đằng, Hồng đằng, Dây máu…
– Tên khoa học: Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wils.
* Lớp: Equisetopsida C. Agardh.
* Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.
* Bộ: Ranunculales Juss. ex Bercht. & J. Presl
* Họ: Sargentodoxaceae Stapf ex Hutch.
* Chi: Sargentodoxa Rehder & E.H. Wilson
*Loài: Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wils.
+ Một số thông tin khoa học của Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wils.
– Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 1166, NXB Y học, Hà Nội. Huyết đằng có “Vị đắng chát, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, khư phong. Công dụng: Thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.”
– Ở nước ngoài Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wils. đã có một số nghiên cứu sau:
1. Thành phần hóa học:
– Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân lập và xác định được 10 phenolics trong cây là: 1-O- (acid vanillic) -6-O- (3 “, 5″ -dimethoxy-alloyl) -beta-D-glycoside (I), (-) -epicatechin (II), phydroxyphenylethanol ferulate (III), chlorogenic acid (IV), methyl chlorogenate (V), apocynin (VI), acid vanillic (VII), acid protocatechuic (VIII), 3,4-dihydroxy-phenylethanol (IX ), tyrosol (X).
-> Tài liệu tham khảo:
1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, NXB Y học, Hà Nội.
2. Đỗ Tất Lợi, 1999, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
3. Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam
Doctor SAMAN