Bệnh tự miễn

Chay chữa Lupus ban đỏ, Tiểu đường và Nhược cơ.

Chay chữa Lupus ban đỏ, Tiểu đường và Nhược cơ. Cây Chay Bắc bộ hay còn gọi là Chay vỏ tía là loại cây đặc hữu của Việt Nam, vỏ rễ Chay được dùng kết hợp với lá Trầu, vôi và quả Cau trở thành món ăn đặc biệt thay trầu của phụ nữ Bắc […]

Chay chữa Lupus ban đỏ, Tiểu đường và Nhược cơ.

Cây Chay Bắc bộ hay còn gọi là Chay vỏ tía là loại cây đặc hữu của Việt Nam, vỏ rễ Chay được dùng kết hợp với lá Trầu, vôi và quả Cau trở thành món ăn đặc biệt thay trầu của phụ nữ Bắc bộ. Cây mọc tự nhiên ở rừng thứ sinh một số tỉnh miền Bắc (Hà Giang, Thanh Hoá, Nghệ An…). Ngày tôi mới vào nhận công tác tại Viện y học bản địa Việt Nam đã được biết thầy Hoàng Sầm chủ tịch Viện sử dụng lá cây này trong sản phẩm Lohha tráng kiện, để chữa nhược cơ mà ta vẫn thấy trên thị trường.

Lá và rễ chay thường được dùng chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng. Liều dùng 20-40gr dạng thuốc sắc. Rễ chay có vị chát, cũng có tác dụng làm se và có chứa nhiều tanin. Quả Chay thường dùng để ăn sống, nấu canh chua, có thể phơi khô để nấu canh dần. Người ta dùng quả chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng hoặc dạ dày thiếu toan, kém ăn, dùng quả chay ăn hoặc ép lấy nước uống. Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm.

Chay Bắc bộ - Artocarpus tonkinensis A. Chev ex Gagnep, thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.

Chay Bắc bộ – Artocarpus tonkinensis A. Chev ex Gagnep, thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.

Theo các nghiên cứu khoa học mới nhất, dịch chiết lá Chay có hoạt tính sinh học hết sức đặc biệt, ức chế miễn dịch chọn lọc, do đó có khả năng điều trị các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, vảy nến, viêm khớp dạng thấp, eczema tổ đỉa và nhược cơ. Trong công trình nghiên cứu chữa tiểu đường tuyp II, hiện đang thực hiện tại Viện, dược sỹ Lý Thị Minh Giang cũng dùng vị thuốc này cho sản phẩm tiêu khát III, nay đã rất khả thi.

Trong tương lai, dịch chiết lá Chay hoàn toàn có thể trở thành một thuốc mới thay thế các thuốc tân dược – vốn rất độc và không thể duy trì điều trị lâu dài.

Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, vẩy nến, eczema (chàm tổ đỉa) có nguyên nhân do cơ thể sinh ra kháng thể tự chống lại chính mình. Do vậy, hiện nay các bệnh này chưa chữa khỏi dứt điểm được và gây nhiều đau khổ cho bệnh nhân. Các thuốc tân dược như Cyclosporin A, Methyl presnisolon (Medron)…đều là các thuốc ức chế miễn dịch mạnh nhưng chỉ làm thuyên giảm trong những đợt cấp tính và không thể dùng lâu dài do quá nhiều tác dụng phụ. 

Lupus ban đỏ - bệnh nguy hiểm và khó chữa

Lupus ban đỏ – bệnh nguy hiểm và khó chữa

Thế nhưng thật đặc biệt là cây Chay bắc bộ lại có tác dụng ức chế miễn dịch rất chọn lọc, chỉ ức chế các loại miễn dịch gây bệnh mà không ảnh hưởng đến miễn dịch khác của cơ thể, không làm mất đi khả năng chống vi khuẩn vi rút, hơn nữa lại rất an toàn và đã ghi nhận là không có độc khi dùng lâu dài. 

Các đề tài nghiên cứu về cây Chay đã được thực hiện rất bài bản và có sự hợp tác quốc tế với các nhà khoa học Ý. Năm 1995 GS. Phan Chúc Lâm (Nguyên chủ nhiệm khoa Thần Kinh, bệnh viện Trung ương quân đội 108) thực hiện thử lâm sàng trên 31 bệnh nhân nhược cơ nặng tại bệnh viện Quân y 103 cho thấy có tới 92% số bệnh nhân mất hết các triệu chứng lâm sàng sau thời gian 3 tháng sử dụng chế phẩm từ dịch chiết lá Chay.

Điều đặc biệt là dịch chiết lá Chay ức chế hệ miễn dịch cơ thể một cách có chọn lọc mà không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lí của hệ miễn dịch khác.

Đề tài Khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu về thành phần hóa học trong dịch chiết lá Chay” và đề tài “Nghiên cứu các hợp chất phenol glycoside từ lá Chay Bắc Bộ của Việt Nam” do GS.TSKH Trần Văn Sung – Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam và cộng sự thực hiện năm 2004 đã phân lập được 4 hoạt chất từ lá Chay bắc bộ, đây là nhóm chất hiếm được tìm thấy trong tự nhiên. Kết quả thử hoạt tính đã chỉ ra rằng cả bốn chất đều có hoạt tính ức chế miễn dịch mạnh như cyclosporin A và tính chọn lọc cao.

Ứng dụng tác dụng của dịch chiết lá điều trị viêm khớp và đau lưng trong Đông y, các nhà khoa học đã dùng nó tiêm trong màng bụng của chuột bị viêm khớp. Kết quả cho thấy chiết xuất lá làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh viếm khớp ở chuột một cách rõ rệt.

Từ đó, các nhà khoa học đã tìm ra được các hoạt chất sinh hóa trong chiết xuất lá Chay trong hỗ hợp dịch chiết lá etanolic 70 % gồm:

– 2 loại đường auronol (maesopsin 4-O-β-D-glucoside, TAT2 ; alphitonin-O-β-D-glucoside)

– Các flavonoid gồm: artonkin-4’-O-β-D-glucopyranosid, kaempferol 3-rutinoside, kaempferol 3-neohesperidoside, afzelechin-(4a®8”)-catechin-3-O-β-D glucopyranoside.

Các hợp chất chính TAT2 đã cho thấy tác dụng chống tăng sinh và chống viêm mạnh mẽ cả trong ống nghiệm và in vivo. Kaempferol, quercetin và các dẫn xuất glycosid của chúng được coi là chất chống oxi hóa mạnh, chất chống viêm có ở trong tất cả các loại thực vật.

Hoạt tính chống viêm của cây Chay bắc bộ  có thể được quy cho tổng số flavonoid của nó. Những kết quả này cho thấy cây Chay bắc bộ có thể ức chế phản ứng viêm và có thể là một ứng cử viên trị liệu tiềm năng trong điều trị các bệnh viêm mãn tính.

Các kết quả nghiên cứu trên đã giúp khẳng định hoạt tính ức chế miễn dịch của các hoạt chất có trong dịch chiết lá Chay bắc bộ và được coi là giải pháp mới trong điều trị các bệnh tự miễn như nhược cơ, lupus ban đỏ, vảy nến, viêm khớp dạng thấp, eczema chàm tổ đỉa bởi lẽ cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tìm thấy các nhóm hoạt chất có hoạt tính ức chế miễn dịch trong tự nhiên.

Khác với các thuốc tân dược, các hoạt chất này có khả năng ức chế miễn dịch một cách đặc hiệu và có chọn lọc, do đó không gây ra các tác dụng bất lợi cho cơ thể, không làm mất đi khả năng chống đỡ vi khuẩn, vi rút. Điều đó còn cho thấy nguồn tài nguyên cây thuốc của Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng, cần phải được bảo tồn và phát triển.

Tài liệu tham khảo:

1. http://www.lrc-hueuni.edu.vn

2. https://www.omicsonline.org/proceedings/chemical-constituents-and-their-biological-activities-from-artocarpus-tonkinensis-a-traditional-medicinal-plant-59465.html

Doctor SAMAN

NCV. Cử nhân Nguyễn Thị Quyên

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

CN.NCV Nguyễn Thị Quyên

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận