Tỏi (tên khoa học: Allium Sativum L.) thuộc họ Hành Alliaceae. Trong lịch sử, tỏi có nguồn gốc Trung Á từ hơn 6000 năm trước, được sử dụng trong y học dân gian trên toàn thế giới để phòng ngừa và điều trị rất nhiều loại bệnh, có một điều thú vị đó là tỏi hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên nhưng không gây hại cho hệ vi khuẩn có lợi. Trong Thế vận hội Hy Lạp, tỏi dùng để tăng cường sức chịu đựng ở các vận động viên, trong Chiến tranh thế giới thứ hai nó được coi là một chất kháng khuẩn để ngăn ngừa hoại tử vết thương cho binh sĩ, còn ở Ấn Độ tỏi sử dụng để dưỡng da sát trùng để rửa vết loét. Tác dụng điều hòa miễn dịch là một trong những tác dụng nổi bật nhất của tỏi đã được chứng minh in vitro và in vivo.

Tỏi được coi là một trong số ít loại thảo dược có khả năng duy trì cân bằng nội môi của hệ thống miễn dịch. Do đó, đã có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau để chứng minh tác dụng thú vị của tỏi đối với khả năng miễn dịch và tế bào miễn dịch. Kết quả thí nghiệm gần đây nhất của các nhà khoa học thuốc trường Đại học de Guadalajara Mexico, cho thấy tỏi dường như tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích một số loại tế bào, như đại thực bào, tế bào lympho, tế bào giết tự nhiên (NK), tế bào đuôi gai và bạch cầu ái toan, bằng các cơ chế bao gồm điều chế bài tiết cytokine, sản xuất immunoglobulin, thực bào và kích hoạt đại thực bào. Sự gia tăng đáng kể phụ thuộc liều lượng của các đại thực bào oxy hóa với cả chiết xuất tỏi và phần protein, tăng cường sự tăng sinh tế bào T trong các tế bào lách được kích thích bằng phytohemagglutinin (PHA). Những kết quả này cùng với những kết quả được tìm thấy bởi Colic và cộng sự, trong đó họ cho thấy rằng chiết xuất tỏi ở liều thấp hơn có tác dụng điều hòa miễn dịch bằng cách tăng sản xuất IL-10, giảm sản xuất các cytokine gây viêm như IL-6 và TNF- α; ở liều cao hơn ức chế tổng hợp cytokine và kích thích sản xuất sTRAIL.

Hơn 200 hoạt chất với tính chất đa dạng đã được tìm thấy trong các chiết xuất tỏi. Những thành phần hóa học này thay đổi tùy thuộc vào việc tỏi còn nguyên vẹn hay đã qua chế biến. Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng tỏi đã qua chế biến (chiết xuất) thể hiện các đặc tính sinh học cao hơn so với tỏi tươi, bột tỏi. Một trong những hợp chất có hoạt tính sinh học cao nhất là Allicin (Diallyl thiosulfin hoặc Diallyl disulfide), không được tìm thấy trong tỏi cho đến khi nó được nghiền nát, cắt, nhai, khử nước hoặc tiếp xúc với nước kích hoạt enzyme alliinase chuyển hóa Alliin thành Allicin. Allicin ngay lập tức phân hủy thành các hợp chất khác, chẳng hạn như Diallyl sulfide (DAS), Diallyl disulfide (DADS), Diallyl trisulfide (DATS), Dithiins và Ajoene. Đồng thời, γ -glutamyl cysteine được chuyển thành S-allyl-cysteines (SAC), thông qua một con đường khác.


Sự thay đổi thành phần hóa học trong tỏi

Feng và cộng sự đã chứng minh rằng Diallyl trisulfide (DATS) có vai trò kép đối với sự tăng sinh tế bào lympho T ở chuột. Ở nồng độ cao hơn (50  μg / ml), DATS ức chế sự tăng sinh tế bào T được kích hoạt bởi Con A; tuy nhiên, ở nồng độ thấp hơn (3 - 12,5  μ g / ml), nó lại làm tăng phản ứng tăng sinh của tế bào T đối với Con A. Các hợp chất, chẳng hạn như Ajoen và Alliin có tác dụng ức chế chọn lọc phản ứng tăng sinh của các tế bào máu ngoại biên. Đáng ngạc nhiên, Zamani và cộng sự chỉ ra tỏi sở hữu khả năng tăng sinh tế bào lympho in vivo trong trường hợp không có mitogen; dung dịch nước tỏi gây ra sự tăng cường tăng sinh tế bào lympho ở lá lách và tuyến ức của chuột được cho sử dụng so với nhóm đối chứng. SAC, DATS, DAS, và các hợp chất tỏi có nguồn gốc từ khác có thể ức chế phiên mã yếu tố NF- κB -  yếu tố phiên mã trung tâm trong khả năng miễn dịch thích nghi, đồng thời là một yếu tố điều hòa trung tâm biểu hiện gen tiền viêm. Nó liên quan mạnh mẽ đến các bệnh viêm như viêm khớp, viêm ruột và xơ vữa động mạch, từ đó ức chế sự phiên mã của một số gen cytokine liên quan đến phản ứng tiền viêm, như TNF-α, ức chế giải phóng lipopolysacarit (LPS), interleukin-1beta ( IL-1β ), IL-6 , MCP-1 và IL-12 (p70). 

Trong sản phẩm KTP-saman chữa thoát vị đĩa đệm, tràn dịch khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đốt cổ nhẹ hoặc tiêu khát III chữa tiểu đường ... do Viện y học bản địa Việt Nam nghiên cứu đã có dùng tỏi đen là theo ý nghĩa trên.


Chiết xuất bột tỏi ức chế giải phóng lipopolysacarit (LPS) do interleukin (IL) -1β và yếu tố hoại tử khối u (TNF) -α trong máu người

Doctor SAMAN
DS.NCV Nguyễn Thị Thức và Bs Hoàng Sầm

Tài liệu tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6412746/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6020507/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4417560/

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/alliin.gif","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/alliin.gif","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/toi.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2019\/toi.jpg","subHtml":""}]