Cây thuốc

Đại kích

Tên Việt Nam: Đại kích. Tên Hán Việt khác: Cung cự (Nhĩ nhã), Hạ mã tiên (Bản thảo cương mục), Kiều, Chi hành, Trạch hành, Phá quân xác, Lặc mã tuyên (Hòa hán dược khảo). Tên khoa học: EUPHORBIA PEKINENSIS RUPR. Họ khoa học: EUPHORBIACEAE. Mô tả: Cây thảo đa niên, có độc, thân cao 0,3-0,7m, có lông nhỏ lá […]

Tên Việt Nam: Đại kích.

Tên Hán Việt khác: Cung cự (Nhĩ nhã), Hạ mã tiên (Bản thảo cương mục), Kiều, Chi hành, Trạch hành, Phá quân xác, Lặc mã tuyên (Hòa hán dược khảo).

Tên khoa học: EUPHORBIA PEKINENSIS RUPR.

Họ khoa học: EUPHORBIACEAE.

Mô tả: Cây thảo đa niên, có độc, thân cao 0,3-0,7m, có lông nhỏ lá mọc cách, hình mũi mác, bầu dục, hai bên mép lá có răng cưa không rõ ràng, thân lá cắt ra có dịch trắng chảy ra, đầu mùa hè thân phân nhánh và ra hoa màu vàng xanh. Quả hơi dẹp hình tròn, có vết nứt lồi ra.

Phân biệt: Có 2 loại Đại kích là Hồng nha đại kích và Miên đại kích.

1- Hồng nha đại-kích: Còn gọi là Hồng mao đại-kích hoặc Tử đại-kích là vị Đại kích mà người phương nam Trung Quốc hay dùng, vị thuốc khô biểu hiện hình tơ xe, cong nhăn teo, dài từ 32-50mm, dầy chừng 6-12mm, bên ngoài có màu đỏ nâu hoặc nâu xám, hơi có rễ nhánh, vết nhăn dài mà sâu, liên tiếp không dừng, chất cứng mà giòn (gặp trời ẩm dễ hút ẩm và mềm trở lại) bẻ gẫy có màu nâu đất, có mùi đặc biệt.

2- Miên đại-kích: Còn gọi là Thảo đại-kích hoặc Bắc đại-kích, biểu hiện hình trụ tròn dài, mà nhỏ, dài chứng 18-25cm có khi tới 50cm, rộng chừng 6-9mm, mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc nâu xám, hơi uốn cong chất mềm khó bẻ gẫy, dễ tước, vị này ít dùng.

Địa lý: Cây này nước ta chưa thấy có, còn phải nhập của Trung Quốc. Thường có ở Quảng Đông, Quảng Tây, Sơn Đông, Hà Nam, Thiểm Tây, Giang Tô, Triết Giang.

Thu hái, sơ chế: Thu hái vào tháng 8-10 nông lịch, ngâm nước cho mềm cạo bỏ lõi ở giữa xắt lát phơi khô.

Phần dùng làm thuốc: Rễ.

Bào chế: Sao với giấm hoặc chưng với đậu hü cho nhừ.

Tính vị: Vị đắng. Tính mát. Có độc.

Quy kinh: Nhập thận kinh

Tác dụng sinh lý: Trục thủy, hóa ẩm.

Chủ trị:

(1) Phù thũng tay chân, bụng lớn.

(2) Ho suyễn, đàm ẩm tích tụ.

(3) Đau hông sườn như dao cắt.

Liều dùng: 5 phân – 2 chỉ.

Kiêng kỵ: Người nguyên dương suy yếu không nên dùng. Phụ nữ có thai cấm dùng. Phản Cam thảo.

Bảo quản: Để nơi khô ráo.

Đơn thuốc kinh nghiệm của tiền nhân:

1- Đại kích thường hay bỏ vào “Ngọc khu đơn tử kim đính” Để giải cổ độc, nhiệt độc ung thư, mụn nhọt, các loại rắn độc cắn, trong uống ngoài dán, khi nào đi cầu được là tốt.

2- “Bách tường hoàn” trị bệnh đậu biến thành đen, khô hãm không phát ra được, hàn mà đại tiện bón, dùng Đại kích 1 lượng, Táo 3 trái, 1 chén nước nấu rồi phơi khô bỏ Đại kích lấy Táo nhục sấy khô làm viên uống từ 3-5 phân đến khi nào đi cầu được thì thôi.

3- “Khống điên đơn” trị đờm dãi lưu trệ trên hoặc dưới ngực, hung cách, biến chứng đủ thứ bệnh, khi đau cổ gáy ngực vai lưng sườn, khi tay chân đau nhức không chịu được, gân cốt rã rời, đau không cố định khi rung chỗ này khi giật nơi khác, da thịt mất cảm giác như bại liệt, những chứng ấy không nên cho là phong khí, phong độc và ung nhọt để trị, hoặc trong lúc ngủ chảy nước dãi nơi miệng, ho suyễn, đam mê tâm khiếu dùng Tử đại kích (sao qua), mỗi thứ 1 lượng tán bột, đâm lấy nước cốt gừng làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, uống lần 7-20 viên nuốt với nước bọt, nếu muốn đi cầu được lợi hơn dùng 50-60 viên (Tam nhân phương).

4- Trúng gió phát sốt, dùng Đại kích, Khổ sâm, mỗi thứ 4 lượng, nước dấm, rượu trắng 1 đấu nấu mà rửa, lạnh thì thôi (Thiên kim phương).

5- Đau răng, răng lung lay, dùng Đại kích nhai ở chỗ đau (Sinh sinh phương).

6- Phù thũng thở gấp, tiểu tiện ít, phù bụng, dùng Đại kích 2 lượng, Can khương sao đen nửa lượng, tán bột lần uống 3 chỉ với nước gừng sống khi nào đại tiểu tiện thông thì thôi (Thánh tế tổng lục phương).

7- Phù thũng cấp hay mãn tính, dùng Đại kích, Đương quy, Quất bì mỗi thứ 1 lượng, 2 thăng nước sắc còn 7 chén đi cầu được là tốt, nhưng cũng cần uống thêm 2-3 thăng nữa, khi đỡ dồi cử ăn đồ độc trong 1 năm (Ly Ráng, Binh bộ thủ tập phương).

8- Phù thũng căng sình, dùng Đại kích 1 lượng, Quảng mộc hương nửa lượng tán bột, uống với rượu 1 chỉ 5, đi cầu ra nước xanh biếc, sau đó ăn cháo, cử ăn đồ mặn. Cũng trị như trên, dùng Đại kích 1 lượng đốt tồn tính tán bột uống rượu lúc đói.

9- Phù lớn như cái trống, phù cả người, dùng 1 đấu táo bỏ vào nồi, tẩm qua nước, dùng Đại kích (rễ và ngọn non) trét kín nắp nồi thật kín nấu chín, lấy Táo ăn. Cũng trị như trên, dùng “Đại kích tán” gồm: Đại kích, Bạch thiên ngưu, Mộc hương các vị bằng nhau tán bột, lần uống 1 chỉ với một cặp thịt thăn heo, xẻ ra bỏ thuốc vào giữa gói lại nước chín ăn lúc đói (Hoạt pháp cơ yếu phương).

Những bài thuốc kinh nghiệm hiện nay:

1- “Thập táo thang” trị trúng phong thái dương kinh, biểu đã giải mà ly chưa hòa, đau tức ran sườn, hoặc vì nước đình tích mà ho, phù thũng thở gấp, đại tiểu tiện bí, Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, tán bột sắc với nước Đại táo uống (Thương hàn luận).

2- Khống diên đơn: Đàm lưu trệ ở trên dưới hông cách, biến thành nhiều chứng bệnh, hoặc ở cổ gáy, ngực, lưng, hông, sườn, tay chân, đùi đau nhức không chịu được, do tê mất cảm giác như bại, Đại kích, Cam toại, Bạch giới tử, trộn nước làm viên (Tam nhân phương).

Tham khảo:

1- Chức năng của Đại kích là trục thủy hóa ẩm, thích hợp trong phù thũng đàm ẩm do thiệt chứng. Người có khí lực tốt thì nên dùng nó. Ấy là loại thuốc có tính độc mạnh nếu dùng không đúng thì tổn thương tới nguyên khí. Lý Thời Trân đã nói rằng: “Lợi cho người rất nhanh mà cũng làm thương tổn tới người, người suy nhược ốm yếu uống vào có thể thổ huyết, người thầy thuốc không thể không biết được”.

2- Đại kích hạ được ác huyết, khối kết, sôi bụng, thông kinh nguyệt, trụy thai (Chân Quyền- Dược tính bản thảo, Đường).

3- Đại kích chửa mề đay, chứng phong độc sưng chân, hàng ngày nấu nước ngâm rửa chân thì khỏi (Tô Tụng – Gia Hựu đồ kinh bản thảo, Tống).

4- Đại kích là thuốc xổ độc, chữa bệnh vàng da dịch lây lan, sốt rét đang nóng nhiều hơn lạnh tan khối cứng ở bụng (Đại minh, Nhật hoa chư gia bản thảo, Tống).

5- Đại kích bẩm thụ khí âm độc của trời đất mà sống, nên vị đắng tính hàn mà có độc. Chân Quyền và Khiết Cổ lại cho kiêm vị cay sách Biệt lục lại cho kiêm vị ngọt. Đúng ra phải là cay nhiều hơn, không cay thì không có độc vậy. Vị đắng tính hàn nên giỏi về đi xuống và vào can thận. Vị này thì đi ngang không chỗ nào là không tới. Khiết Cổ lại cho rằng tả phế thì tổn tới chân khí, chủ về hạ cổ độc. Cổ độc ắt nóng ắt cay, cay thì đi vào tạng phủ, nên mượn cái tính hàn vị cay của nó đuổi cái cay nóng là nhằm lấy độc để công độc. Vị đắng tính hàn thì đi xuống và xổ được, nên trục được thủy tà còn lại. Thấp nhiệt và đình ẩm ở trung hạ thành tích tụ. Vị đắng, cay, ngọt, tính hàn nên ta được nhọt sưng ở cổ nách, thông lợi đại tiểu tiện, xổ thuốc độc, thông kinh nguyệt. Vị cay đắng có độc, nên lại xổ thai được. Bệnh vàng da lây lan nếu không phải nguyên khí thực thì chớ dùng. Nội kinh viết “Tà chi sở tấu kỵ khí tất hư” người trúng phong thì khí ắt hư. Phần cuối “Bản kinh” lại ghi rằng, nó chủ về trúng phong da dẻ đau buốt ói mửa là không phải. Phải chăng bệnh hư có thể dùng thuốc đắng hàn có độc để xổ không? Càng làm bệnh hư thêm nữa (Cù Hy Ung – Bản thảo kinh sơ, Minh).

6- Đại kích đắng, hàn, có độc, vào can và bàng quang, thông lợi đại tiểu tiện, xổ được 10 loại bệnh thủy độc, trục huyết khối tích tụ, nấu chung với Táo cho mềm, bỏ phần cứng phơi khô, tính âm hàn chạy giỏi, rất tổn chân khí, nguyên khí không thực mạnh, có thủy thấp đình ứ, không nên dùng lầm (Ly sĩ Tài – Bản thảo đồ giải, Minh).

7- Đại kích khí vị đắng hàn, tính thuần dương, đứng đầu thuốc xổ mạnh, trên tả phế khí dưới xổ thận thủy, nhưng kèm vị cay, đi bên cạnh kinh mạch, nơi nào cũng đến, ngâm nước có màu xanh, lại đi vào can đởm, nên sách đều ghi xổ được 12 loại thủy độc, cổ độc đầy bụng đau. Lý Thời Trân ghi rằng phàm chất đờm nhớt, theo khí lên xuống, không nơi nào là không đến, vào tâm thì mê khiếu mà động kinh, vào phế thì khiến tắc nghẽn mà thành ho đờm dính nhớt suyễn cấp, lạnh lưng. Vào can thì lưu lại thành tích tụ mà đau mạng sườn, nôn khan, khi nóng khi lạnh. Vào kinh lạc thì tê rần đau nhức. Vào gân xương thì cổ gáy ngực lưng, thắt lưng mạng sườn, tay chân đau lan ngầm. Ba nguyên nhân gây ra bệnh tật (nội, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân) cũng lấy Khổng diên đơn chủ trị, bởi có Đại kích tiết được thủy thấp của tạng phủ, Camtoại hành được thủy thấp của kinh lạc. Bạch giới tử tán được đờm khí trong da, ngoài niêm mạc, ắt phải chứng thực, thực nhiệt, mạch thực mới được dùng, nếu không thì sẽ tả phế thương thận, hai người không ít. Nếu trúng độc của nó chỉ có Xương bồ mới giải được. Đại kích màu tím sản xuất ở Hàng Châu là loại tốt, loại sản xuất ở phía Bắc màu trắng, không nên dùng vào thuốc. Nấu với tương bỏ phần cứng rồi dùng, được Đại táo dùng chung thì không tổn thương Tỳ sợ Xương bồ, phản Cam thảo, mầm non gọi là Trạch tất cũng chữa về như Đại kích (Hoàng cung Tú – Bản thảo cầu chân, Thanh).

8- Khiết Cổ gọi Cam toại thuần dương còn Đại kích thì vị dương trong âm vậy “Bản kinh” ghi rằng Đại kích kiêm chủ chứng trúng phong, đau buốt ngoài da, ói mửa. Tô Tụng cũng có trị phong mề đay và chứng sưng chân do phong độc, chỉ có do Can gây ra bệnh mà dùng tới nó vậy. Can là con của Thận, phàm trong ngũ hành khí của mẹ thịnh thì phải nhanh chóng tả con của nó. Nay vì do con mà tiết tà khí của mẹ làm cho nó không còn lưu lại được. Tiền Trọng Dương chữa chứng đậu chẩn đen hãm vào thì dùng bách tường cao. Dùng Đại kích để tả độc trong thận, không phải tả thận thủy, tức là trong Bản kinh về chủ trị đầu tiên là chữa cổ độc, Nhật hoa tử cũng cho rằng nó có tác dụng tiết thuốc độc. Chẳng hạn như trong các bài thuốc Ngọc khu đơn, Tử kim dính, đều có thể giải độc. Biết được vật này trục thủy, thủy tà này ắc đau cấp và tích tụ cái độc rất hại tới chân khí là có thể dùng được, nếu không thì sẽ bị cái công trục quá mạnh nó gây hại thì thực là khó tránh. Hoặc là Bản kinh ghi chủ về trúng phong đau buốt ngoài da, đấy chính là chỉ về phong thấp mà nói, vốn bệnh này không tách rời thùy tà (Dương Thời Thái Bản thảo cầu nguyên Thanh)

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Sưu tầm

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận