Đánh giá sa sút trí tuệ bằng công cụ GPCOG là một trắc nghiệm kiểm tra ngắn để phát hiện, sàng lọc suy giảm nhận thức được thế giới sử dụng về có độ nhạy cao, dễ sử dụng và ít phụ thuộc vào trình độ hay nguồn gốc chủng tộc của người được kiểm tra. Nó được sử dụng đặc biệt cho các thiết lập chăm sóc bằng thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ, củng cố chức năng sức khỏe nhận thức.

Các thử nghiệm  GPCOG bao gồm 9 mục, mỗi mục trả lời đúng được cho 1 điểm, như vậy khi người bệnh được tối đa là 9 điểm thì được cho là trí nhớ nguyên vẹn. Nếu 5-8 điểm cần làm thêm cuộc phỏng vấn với người nhà hoặc người chăm sóc với 6 câu hỏi. Nếu chỉ đạt dưới 3/6 điểm thì không phải làm gì thêm, vì có thể khẳng định ngay là bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ và nhận thức; Nếu đạt 4/6 điểm thì ở thời điểm hiện tại được coi như trí nhớ còn nguyên vẹn.

Bài kiểm tra chín mục Phỏng vấn bệnh nhân (xem mẫu phiếu ở dưới)

Khi người kiểm tra được điểm tối đa được khuyên tái kiểm tra lại sau 12 tháng. Điểm số 5-8 chỉ ra rằng khả năng có một số chức năng nhớ bị suy giảm nhưng cần thêm thông tin.

Các tính chất tâm lý của GPCOG là tốt, có độ tin cậy cao. Đối với các cuộc phỏng vấn với người thân cận trong điều kiện bình thường về cung cấp thông tin, độ tin cậy là thỏa đáng.

Sau đây là một mẫu khảo sát bằng GPCOG:

 

PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ SỰ NGUYÊN VẸN CỦA TRÍ TUỆ.

Tên bệnh nhân: __________________________ Ngày: _____________

Trắc Nghiệm Khảo Sát bằng GPCOG

Khám Người Bệnh bằng nội khoa thường quy như mạch, huyết áp, nhịp thở, điện tim …

 

Bước 1: đọc tên, họ địa chỉ của một người bất kỳ với 5 thông tin.

  1. "Tôi sẽ đọc cho ông /bà nghe tên và địa chỉ của một người, tôi chỉ đọc một lần, mong ông/bà nghe kỹ, ghi nhớ và nhắc lặp lại 4 lần nhé.
  2. Chú ý, tôi xin đọc đây: Nguyễn Thị Vui…, số nhà 166, tổ 1, Phường Tích Lương
  3. Xin ông/bà nhắc lại 4 lần: Nguyễn Thị Vui…, số nhà 166, tổ 1, Phường Tích Lương.

Bước 2: Ðịnh hướng thời gian

  1. Hôm nay ngày bao nhiêu? Tháng nào, năm nào?

Bước 3: Vẽ Ðồng Hồ

Cho người bệnh 1 mảnh giấy trắng có hình tròn đề nghị họ điền số vào đó để hình tròn có các con số từ 1-12 như mặt đồng hồ.

  1.  Xin làm ơn ghi tất cả các con số chỉ giờ trên mặt đồng hồ vào tờ giấy có hình đồng hồ.
  2. Làm ơn vẽ tất cả các kim giờ, kim phút, kim giây tương ứng với 11h15.

Bước 4: Thông tin phỏng vấn người chăm sóc để bổ sung cho các trường hợp GPCOG chỉ được 5-8 điểm

  1. Ông/Bà buổi sáng hôm qua, chỗ ông/bà trời mưa hay nắng ạ?

Bước 5: Họ của người lúc nãy mà tôi đã đọc cho ông bà nghe là gì?

Bước 6: Tên của người đó là gì?

Bước 7: Ông/bà có nhớ số nhà đó không?

Bước 8: Nhà đó ở đường nào?

Bước 9: Đường đó ở phường nào?

Phỏng vấn người nhà: (6 câu)

  1. So với một vài năm trước đây, thấy trí nhớ ông/bà ấy giảm không?
  2. Có những biểu hiện hay quên gì mới xảy ra gần đây không hoặc ông/bà ấy có lộn xộn trong việc nhớ lại cuộc trò chuyện cách đây vài ngày không?
  3. Khi nói ông/bà ấy có bị gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những từ ngữ thích hợp hoặc có xu hướng sử dụng sai các từ thường xuyên hơn trước không?
  4. Ông/bà ấy có đếm tiền chính xác không hoặc có bỏ quên tiền đâu đó không hoặc có trả nhầm cho người ta không?
  5. Ông/bà ấy có khả năng quản lý hoặc sử dụng thuốc của mình một cách độc lập không?
  6. Ông/bà ấy có cần được trợ giúp thêm để tìm đường đi hoặc đường về theo mục tiêu không?

 

Bác sỹ Hoàng Sầm

(Lược dịch)

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/11.2016\/sa-sut-tri-tue.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/11.2016\/sa-sut-tri-tue.jpg","subHtml":""}]