Bố mẹ của tôi (Hoàng Sầm) từ Hoàng Su Phì xuống sống với tôi khi tôi cũng vừa tốt nghiệp bác sỹ vài năm. Ngày đó, thời bao cấp những năm đầu thập kỷ 80, khó khăn kinh tế với bao lo toan nên chủ quan, thấy bố mẹ đã già nhưng ăn khỏe là mừng, ngoài ra không có triệu chứng gì, thi thoảng chỉ thấy cảm cúm nhì nhằng nên cái sự khám tổng quát và xét nghiệm nghiêm chỉnh lại càng không có. Mãi năm bố tôi 85 tuổi mới phát hiện cụ bị đường huyết tăng và năm sau cụ mất; theo đó xét nghiệm mẹ tôi cũng tiểu đường và đã kháng thuốc, đường huyết trung bình giao động trong khoảng 13-15 Mmol/l, cụ mất năm 94 tuổi.

Khi còn là giảng viên trong trường Đại học y, mặc dù đã chữa tới vài chục vạn bệnh nhân nhưng riêng bệnh tiểu đường tôi không hề quan tâm. Cứ hễ ai tiểu đường thì khuyên họ về uống cây xuyến chi còn gọi cây hoa sinh viên rồi quên luôn. Nếu ai gặng quá thì kể rằng bố mẹ tôi tiểu đường, chả chữa gì mà cũng thọ đến 8-90 tuổi đó thôi, yên tâm đi. Đúng là “vạ vẫn ngoài thân bình chân như vại”.

Năm 2016, khi đó tôi mới ngoài 60 tuổi, do nhu cầu đầu tư cho vùng dự án Tả Phìn Hồ (taphinho.vn) nên khi sắm máy siêu âm, máy điện tim, nội soi TMH... thì tiện thể sắm luôn dàn sinh hóa máu. Khi thử máu trước khi vận hành máy thấy đường huyết của mình tới 13 Mmol/l... theo đó Creatinin một chỉ số đánh giá suy thận cũng tăng tới 155 Mmol/l. Lúc đó mới giật mình sợ hãi, vì nguy cơ suy thận/tiểu đường là trong tầm ngắm của diêm vương rồi. Thử cho anh trai tôi mới ngoài 70 tuổi chút đường huyết lên tới 18 Mmol/l, đã có dấu hiệu suy thận rõ... thế mới tá hỏa lo.

Tiến sỹ Đỗ Văn Lộc và tôi đã dịch hàng nghìn trang tài liệu về tiểu đường II, tìm cứu cánh, duy nhất thấy các tác giả Pietropaolo, Bar Bar-Mitchell, SL Pietropaolo, LH Kuller nói về tự kháng thể đảo tụy và một số tác giả kháng nói về tình trạng kháng thể TCD4 & TCD8, chúng chui sâu hẳn vào trong đảo tụy để giết tế bào  β tụy. Các nhà khoa học này đã chứng minh được sự tự kháng thể GAD65 và IA-2 cùng với các dấu hiệu phản ứng pha cấp fibrinogen và protein phản ứng C trong 196 mẫu huyết thanh từ bệnh nhân tiểu đường tuýp II và 94 bệnh nhân là đối tượng nghiên cứu thuần tập trong 65 năm ở Pittsburgh. Trong đó tự kháng thể chống lại GAD65 và/hoặc IA-2, có tỷ lệ lưu hành cao hơn những người không mắc bệnh đái tháo đường, với P = 0,001. Bệnh nhân đái tháo đường tuýp II dương tính với tự kháng thể GAD65 và/hoặc IA-2 (Ab +), so với những không mắc, với P = 0,003; Những phát hiện này vô cùng ý nghĩa với những người tiểu đường typ II, nhất là một nghiên cứu viên y học như tôi.

Bệnh cũ, vấn đề đã quá cũ, nhưng với cách nhìn mới này đã hướng nhóm nghiên cứu theo một con đường mới hoàn toàn: Bảo vệ, phục hồi, gia tăng tế bào β tụy ngay tại đảo tụy bằng các chất kháng cytokin, chemokin, interleukin, TNF... và điều hòa hoạt động của TCD4 & TCD8. Đến nay kết quả nghiên cứu “Tiêu khát III” theo nhận thức trên đã được chứng minh là đi đúng hướng, trúng đích. Riêng tôi, sau 1 tuần dùng Tiêu khát III các xét nghiệm đã hoàn toàn về bình thường kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2018. Sở dĩ nhớ ngày đó, vì mấy hôm đó một số bác sỹ cùng chúng tôi đi chơi với anh Vũ Mão vào huyện Hoàng Su Phì, ăn nhậu tẹt ga, rượu bia luễ loại, thức đêm, lái xe đường dài mà không việc gì. Dạo này tôi vẫn hút thuốc lá mỗi ngày 1 bao 555, tối thức trắng đêm làm việc, uống, nhậu tùy thích... nhưng những các chỉ số sinh hóa như triglycerit, cholesterol, ure, creatinin, GOT, GPT, GGT... đều đã về giới hạn bình thường. Hiện nay đề tài khoa học do Dược sỹ Lý Thị Minh Giang chủ nhiệm: “Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị tiểu đường typ II bằng dược liệu theo hướng điều hòa miễn dịch” đã, đang đi vào giai đoạn cuối, sau 3 năm nghiên cứu.

Bác sỹ Hoàng Sầm
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/09.2019\/tieu-duong-tuyp-2.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/09.2019\/tieu-duong-tuyp-2.jpg","subHtml":""}]