Dot-quy-bien-chung-cua-cao-huyet-ap

Hiện nay việc chẩn đoán và điều trị Tai biến mạch máu não (TBMMN) đã có nhiều tiến bộ vượt bậc so với trước đây.  Nhưng chẳng may khi bị bệnh này, coi như sự đã rồi, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, để lại nhiều di chứng và tử vong do suy kiệt hoặc tái đột quỵ. Vì vậy vấn đề để bệnh không xảy ra là rất quan trọng và cần thiết cho mỗi người chúng ta.   Trong dự phòng TBMMN việc dự phòng nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây TBMMN là cơ bản nhất.  Nguyên nhân TBMMN hay gặp là cao huyết áp, xơ vữa động mạch não, hẹp hở van hai lá, rung nhĩ…   Các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, giới tính, di tuyền … có những yếu yếu tố nguy cơ vừa đóng vai trò nguyên nhân như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đái tháo đường… và các yếu tố nguy cơ này có thể phối hợp với nhau.   Người ta chia các yếu tố nguy cơ có thể tác động được và  không  thể  tác động được. + Các yếu tố nguy cơ không thể tác động như tích lũy tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ mắc càng nhiều; tuổi từ 75-84 bị TBMMN gấp 25 lần lứa tuổi từ 45-54; nam mắc bệnh nhiều hơn nữ;  yếu tố chủng tộc: người da đen tỷ lệ cao nhất, sau là da vàng, cuối cùng là da trắng. Yếu tố di truyền qua nghiên cứu gen ở những gia đình có nguy cơ cao, về giới nam mắc bệnh TBMMN nhiều hơn nữ. + Các yếu yếu tố nguy cơ có thể tác động bao gồm cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu tăng, hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ít vận động, béo phì …   Người ta đã đưa ra chiến lược dự phòng TBMMN gồm phòng bệnh cấp 1 và phòng bệnh cấp 2. - Phòng bệnh cấp 1 là tuyên truyền  giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng, dự phòng và điều trị các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ. - Phòng bệnh cấp 2 gồm điều trị dự phòng bệnh tái phát nhất là nhồi huyết não như duy trì thuốc chống đông đường uống, thuốc ức chế sự kết dính tiểu cầu như Aspirin liều thấp.  Mới đây Cardorido saman dạng viên đã bắt đầu được các nhà khoa học Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu dùng trong dự phòng cấp 1 và cấp 2. Hy vọng nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ bé vào việc dự phòng căn bệnh nguy hiểm này.

Ban biên tập

Viện Y học Bản địa Việt Nam

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/10.2018\/Dot-quy-bien-chung-cua-cao-huyet-ap.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/10.2018\/Dot-quy-bien-chung-cua-cao-huyet-ap.jpg","subHtml":"Dot-quy-bien-chung-cua-cao-huyet-ap"}]