Tiêu hóa

Dùng cây loét mồm chữa “Dạ dày – Dạ mỏng”

Nhắc đến “dạ dày – dạ mỏng” thì có lẽ ai cũng phải nhăn nhó vì những khó chịu của nó mang đến. Tôi cũng là một trong những nạn nhân của căn bệnh này. Ngày hôm ấy là chủ nhật, cả nhà được nghỉ ngơi. Ấy vậy mà cái dạ dày nó lại hành […]

Nhắc đến “dạ dày – dạ mỏng” thì có lẽ ai cũng phải nhăn nhó vì những khó chịu của nó mang đến. Tôi cũng là một trong những nạn nhân của căn bệnh này.

Ngày hôm ấy là chủ nhật, cả nhà được nghỉ ngơi. Ấy vậy mà cái dạ dày nó lại hành hạ tôi lên bờ xuống ruộng. Sáng sớm ra đã phải làm bạn với anh nhà vệ sinh để tháo cống cho bằng sạch. Mới đầu chỉ hơi nhâm nhẩm đau vùng bụng gần ức, rồi ợ hơi cay liên tục, ợ chua. Tiếp đến nó đau quặn bụng thành từng cơn, cảm giác như trực muốn nôn ói mà lại không có gì để cho ra ngoài.

Nằm không được, ngồi không xong, cái cảnh chổng mông chổng tĩ trên giường chắc ai bị dạ dày cũng đã quá quen. Cảm giác đau, xót ngày càng tăng lên, mỗi cơn đau kéo theo cơn ớn lạnh đến rùng mình. Mồ hôi toát ra sau mỗi cơn đau. Cơn đau cứ ngày càng gần nhau và mạnh lên.

Hôm đó cả nhà lại được mời đi ăn hải sản, ôi thôi xong thế là coi như không có ăn uống gì nữa rồi. Lúc đó chồng tôi đã chạy đi đâu đó, một lúc sau thấy anh về với 1 lắm lá to trong tay. Anh lấy một phần nhỏ giã lấy nước cho tôi uống, còn một phần cắt nhỏ đun ủ lấy nước uống dần. Tôi đau quá cứ theo lời anh mà uống cũng chẳng hỏi qua là cây gì.

Cứ như vậy, Tôi uống thuốc đun trong 2 ngày, cảm giác đau đã giảm hẳn. Các cơn đau gần như không còn nữa. Hỏi lại chồng mới biết loại lá đó lấy ngay trong vườn nhà mình. Quả thật có rất nhiều cây thuốc trong vườn của mà ta không hề biết đến tác dụng tuyệt vời của nó.

Bài thuốc dạ dày của chồng tôi tuy không chữa dứt điểm bệnh nhưng nó giúp cải thiện ngay lập tức tình trạng đau xót của bệnh dạ dày chỉ trong 2 ngày. Cũng như các loại lá thuốc nam khác cần phải dùng lâu dài và kiên trì để có hiệu quả tối ưu.

Loại cây mà tôi muốn giới thiệu với các bạn đó là cây Khôi – Ardisia silvestris Pit, thuộc họ Đơn nem – Myrsinaceae.

Cây Khôi (Khôi tía)

Theo các thầy thuốc có tuổi kể rằng: Cây lá khôi còn gọi là cây loét mồm vì hay được sử dụng cho người loét mồm miệng, qua suy diễn rằng loét mồm khỏi thì có khả năng loét dạ dày cũng khỏi chăng. Từ đó các thầy thuốc thế hệ những năm 1950 dùng thử thấy lá khôi có hiệu quả với dạ dày, và dược điển ghi rằng đây là vị thuốc chữa bệnh dạ dày.

Doctor SAMAN

Cử nhân Nguyễn Thị Quyên

Nghiên cứu viên Viện Y học bản địa Việt Nam

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

CN.NCV Nguyễn Thị Quyên

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận