I – ĐẠI CƯƠNG:
Gãy thân xương cánh tay là gãy từ dưới mấu động to đến trên mỏm trên lồi cầu xương cánh tay.
1- Đặc điểm giải phẫu liên quan tới lâm sàng và điều trị:
– Xương cánh tay là một xương dài, thẳng, ở 1/3 trên hơi tròn, 2/3 dưới hình lăng trụ tam giác. nơi liếp giáp giữa hai đoạn này là một điểm yếu. phía trên cổ phẫu thuật củng là một điểm yếu dễ gãy.
– 1/3 trên có rãnh xoắn ở mặt trong thân xương, trong rãnh xoắn có thần kinh quay, nên khi gãy ở 1/3 trên dễ gây tổn thương thần kinh quay.
– Đi trong ống cánh tay nằm phía trong xương có bó mạch thần kinh cánh tay, nên khi gãy xương cánh tay dễ tổn thương bó mạch thần kinh cánh tay.
– Ở 1/3 trên có cơ ngực to, cơ ngực b và cơ delta bám nên gãy ở đây có di lệch lớn.
– Ở 1/3 giữa thân xương cánh tay được bao bọc bở cơ tam đầu ở phía sau; cơ cánh tay trước và cơ nhị đầu ở phía trước. Các cơ này chỉ đi qua chứ không bàm vào 1/3 giữa thân xương cánh tay nên khi gãy ở vị trí này ít di lệch nếu có thì di lệch chồng và cơ dễ chin vào giữa 2 đầu xương gãy.
– Gãy 1/3 giữa dễ gây khớp giả vì k m nuôi dưỡng.
2- Cơ chế bệnh sinh:
3- Đặc điểm di lệch:
3.1 – Gãy 1/3 trên:
có 3 vị trí:
– Gãy dưới mấu động và trên chổ bám của cơ ngực to:
+ Đoạn trung tâm bị cơ vai kéo dạng và xoay ngoài.
+ Doạn ngoại vi bị cơ vai – ngực – cánh tay (cơ delta, quạ cánh tay, cơ nhị đầu) kéo lên trên, ra trước và vào trong -> tạo góc mở vào trong.
– Gãy dưới chổ bám của cơ ngực lớn và trên chổ bám của cơ delta:
+ Đoạn trung tâm bị cơ ngực kéo vào trong và ra trước.
+ Đoạn ngoại vi bị delta và cơ tam đầu kéo lên trên và ra ngoài -> tạo góc mở ra ngoài.
– Gãy dưới chổ bám của cơ delta:
+ Đoạn trung tâm bị cơ delta kéo dạng ra ngoài.
– Đoạn ngoại vi bị cơ quạ cánh tay, cơ nhị đầu kéo lên trên. -> Tạo góc mở vào trong.
3.2 – Gãy 1/3 giữa:
Ít di lệch vì cơ tam đầu và cơ cánh tay bao bọc, nếu có thì di lệch chồng và có cơ chèn vào giữa 2 đầu xương gãy.
– Đoạn trung tâm bị cơ delta kéo ra trước và dạng ra ngoài.
– Đoạn ngoại vi bị cơ tam đầu kéo lên trên. -> Tạo góc mở vào trong.
3.3- Gãy 1/3 dưới:
– Đoạn trung tâm ít di lệch.
– Đoạn ngoại vi bị các cơ bám ở mỏm trên lồi cầu và mỏm trnn ròng rọc kéo về phía trước. -> tạo góc mở ra sau. Khi gãy 1/3 dưới thấp di lệch nhiều dễ gây tổn thương bó mạch thần kinh cánh tay -> rối loạn dinh dưỡng, co cứng do thiếu máu làm hạn chế vận động hoặc cứng khớp khuỷu.
II – TRIỆU CHỨNG:
1 – Lâm sàng:
1.1 – Toàn thân:
– Có thể có Shock.
1.2 – Tại chổ:
– Cơ năng:
+ Đau tại chỗ gãy xương
+ Bất lực vận động cánh tay
+ Thân xương cánh tay bị biến dạng: ngắn lại, mở góc, xoay, sang bên và nhất là giãn cách
– Thực thể:
+ Sau chấn thương: tay lành đỡ lấy đau
+ Sưng nề cánh tay
+ Biến dạng tùy theo vị trí gãy: 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới Như đã miêu tả ở trên.
– Tại ổ gãy có cử động bất thường và lạo xạo xương (chú ý: không cố định tìm t/c này tránh gây tổn thương thứ phát)
– Có điểm đau chói cố định tại ổ gãy
– Đo so sánh 2 bên: chiều dài tương đối và tuyệt đối của chi gãy ngắn hơn so với bên lành: ngắn chi so với bên lành nếu có di lệch chồng và gập góc.
– Tổn thương kết hợp: thường có thể gặp tổn thương thần kinh quay kết hợp trong gãy 1/3 G và 1/3 D xương cánh tay (bàn tay rủ cổ cò, không duỗi được cổ tay và không duỗi đốt 1 các ngón, không duỗi và dạng được ngón 1, mất cảm giác nửa ngoài mu tay).
III – TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG:
1- Tiến triển:
Nếu được điều trị sớm đúng phương pháp thì liền xương trong vòng 3 tháng.
2 – Biến chứng:
* Biến chứng sớm:
– Tổn thương thần kinh quay: hay gặp khi gãy đoạn 1/3 giữa xương cánh tay
– Tổn thương bó mạch cánh tay và thần kinh giữa (hiếm gặp)
– Gãy kín ® đầu xương chọc ra ngoài thành gãy xương hở
* Biến chứng muộn :
– Khớp giả, can lệch
– Can phì đại chèn ép thần kinh quay, teo cơ hạn chế vận động khớp vai, khớp khuỷu.
IV – ĐIỀU TRỊ:
1- Sơ cứu:
– Giảm đau
– Giảm đau bằng tên tại chổ ổ gãy bằng Novocain hoặc Lidocain 1% x 10 – 15ml.
– Phong bế gốc chi bằng Novocain 0,25% x 60ml. hoặc
– Giảm đau toàn thân
– Cố định tạm thời bằng 2 nẹp tre ôm giữ cánh tay hoặc nẹp Crame cánh tay – bàn tay.
2 – Điều trị thực thụ:
2.1 – Điều trị bảo tồn:
Bó bột.
* CĐ:
– Gãy hở ở trẻ em,
– Gãy kín ít hoặc không di lệch.
* Phương pháp:
– Gây tê ổ gãy bằng lidocain 1% hoặc gây tê đám rối thần kinh cánh tay,
– Nắn chỉnh, cố định, bó bột kiểu bột ngực – vai – cánh tay:
– Gãy 1/3 trên:
bó bột ngực cánh tay ở tư thế giạng vị trí gãy càng cao thì dạng càng nhiều. gãy trên chổ bám cơ ngực to cánh tay dạng 80 -90º, ra trước 30 -40º.
+ Gãy dưới chổ bám cơ ngực to cánh tay dạng 60 -70º, ra trước 30º. Khớp khuỷu gấp 90º, cẳng tay nửa sấp nửa ngửa.
– Nếu bệnh nhân có gãy xương cánh.
– Thời gian cố định 3 – 4 tuần.
* Nhược điểm:
– Dễ dãn cách do trọng lượng chi thể.
– Di lẹch thư phát – Khớp giả.
2.2 – Điều trị phẫu thuật:
* CĐ:
Gãy có biến chứng: gãy hở, tổn thương mạch máu thần kinh. Gãy xương có di lệch lớn nắn chỉnh thất bại, gãy có chèn ép cơ vào 2 đầu gãy,
* Phương pháp:
– Kết xương bằng nẹp vít: 2 – 8 vít,
– Đinh nội tuỷ
– Đóng đinh nội tủy két hợp với buộc vòng đai thép hoặc bắt vít xốp cho những trường hợp gãy chéo vát, gãy có mãnh rời.
– Gãy hở nhiễm khuẩn hoặc đe dọa nhiễm khuẩn thì kết xương bằng khung cố định ngoài.
* Nhược điểm:
– Tốn kém.
– Tạo một cuộc mổ gây đau đớn cho bệnh nhân.
– Dễ tổn thương thần kinh quay.
2.3 – Điều trị lý liệu vận động phục hồi chức năng sau phẫu thuật:
– Cho bệnh nhân tập co cơ tĩnh: lên gân các cơ trong bột và tập vận động các khớp không bất động.
– Sau khi tháo bột hoặc sau 3 – 5 ngày kết xương cho bệnh nhân tiến hành tập vận động phục hồi chức năng hệ thống cơ, gân khớp vai khớp khuỷu.
NGUỒN
ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI
Trang web : www.ykhoaviet.tk
Email : lesangmd@gmail.com, bachkhoayhoc@gmail.com
Điện thoại : 0973.910.357
Viện Y học bản địa Việt Nam trân trọng cảm ơn BS Lê Đình Sáng đã chia sẻ nội dung trên!
Doctor SAMAN