Giới thiệu phác đồ điều trị vết thương lóc da.

Những vết thương do xuyên thủng, đứt rách, giập nát, lóc da diện rộng, vết bỏng điện, hoại tử khô, viêm tắc động tĩnh mạch chi, loét tỳ đè, mỏm cụt trên người suy kiệt ... luôn là một đề tài thường trực hằng ngày trong quá trình khám chữa bệnh.

Các vết thương lâu lành hoặc gọi là chậm lành thường có tình trạng thiếu kẽm, thiếu vitamin D, thiểu dưỡng tại chỗ, toàn thân suy kiệt, vết thương yếm khí ...

Vết thương bị lóc da ảnh minh họa

Vết thương bị lóc da (ảnh minh họa )

  1. Về toàn thân: Cần cung cấp kẽm, vitamin D, tăng cường dinh dưỡng toàn thân như ăn uống, truyền đạm (nếu không có suy thận), tiêm Duraboline 25mg bắp sâu cho 10 ngày / lần; uống thuốc đông y dinh dưỡng toàn thân như bài Thập toàn đại bổ, quy tỳ thang, hoạt huyết dưỡng thân hoàn (với tắc động tĩnh mạch)  ...
  2. Tại chỗ: cắt lọc rộng rãi, vệ sinh vết thương bằng Lactataed Ringer's and Dextrose hoặc Ringer lactate hoặc NaCl 0,9%; sau đó cứu hơ điếu ngải xung quanh vết thương gây giãn mạch tại chỗ. Chú ý không nên dùng các thuốc sát khuẩn vào các vết thương này.
  3. Bài thuốc nước RTS1 rỏ giọt tại chỗ:
  1. Bài thuốc: Rễ cây mỏ quạ 200g; Ráy leo lá rách 200g; lá non dây bòng bong 200g; Tam thất bắc thái lát 100g; nước sạch 2,8 lít; Mật ong tốt vừa đủ.
  2. Chế biến: Các vị thuốc trên đem ngâm nước 30 phút, khi dược liệu trương nở đều thì vớt vào nồi với 2,8 lít nước, đun đến gần sôi, đo nhiệt độ nước 90 0C là được. Rút nhỏ lửa om thuốc ở nhiệt độ này trong 90 phút. Bắc ra đợi nguội lọc bỏ bã.
  3. Bào chế: Lấy 2500 ml dung dịch thuốc sắc thêm vào đó 250ml mật ong khuấy tan, lắc mạnh, đều tay trong 5 phút, để lắng;
  4. Bảo quản: Dung dịch thuốc đem cho vào các chai sạch mỗi chai 500ml, đậy nút, cất ngăn mát tủ lạnh.
  1. Cách dùng:
  1. Băng thoáng vết thương bằng 3-4 lượt gạc thưa vô khuẩn;
  2. Cắm dây truyền vào chai thuốc như truyền dịch, để thuốc rỏ giọt xuống vết thương qua kim truyền;
  3. Liều dùng: mỗi phút 7 - 10 giọt nếu vết thương rộng; 3 - 5 giọt với vết thương hẹp sâu; sao cho vết thương luôn ẩm mà không ướt x 60 phút/ lần / nghỉ 3h lại tiếp tục rỏ giọt như trên.
  4. Thời gian dùng: hằng ngày thay băng, đánh giá sự phát triển của tổ chức hạt và theo dõi làm sạch tổ chức hoại tử dở dang còn sót. Thời gian dùng theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, những vết thương lâu lành sẽ liền da trong khoảng 21 ngày; nhưng vết thương nhỏ, diện hẹp sâu thì khoảng 14 ngày hoặc ngắn hơn.
  5. Chú ý không dùng kháng sinh tại chỗ.
  1. Mô tả một trường hợp:
  • Bệnh nhân Hoàng Sầm, địa chỉ: Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái nguyên; 53 tuổi; nghề nghiệp bác sỹ giảng viên Đại học Y – Dược Thái nguyên;
  • Ngày vào viện: ngày 06/7/ 2007.
  • Lý do vào viện: Gãy ít di lệch 1/3 ngoài xương đòn trái; Gãy ít di lệch 7 xương sườn III, IV, V, VI, VII, VIII, IX; lóc da diện rộng, lộ không hoàn toàn xương mu chân trái, ( > 200 cm2) có chỉ định vá da.
  • Nguyên nhân chấn thương: Bị xe cứu thương Huyện Phú lương đâm va vào xe máy từ phía sau, trên đường đi trực bệnh viện.

Với bài thuốc trên ngày 27 tháng 7 năm 2007 Tôi đã tự lái xe cùng đoàn công tác vào Thành phố Nghệ An khám cấp thuốc miễn phí từ thiện cho cho 300 Thương Bệnh binh.

Các thuốc xử trí:


1. Tiết gà trống x 1 con, pha loãng với 1 lít rượu uống tùy khả năng (làm liền xương)

2. Thuốc rỏ RTS1 x 14 ngày liên tục;

3. Quy tỳ thang x 7 thang, uống 2 ngày 1 thang;

4. Duraboline 25mg x 3 ống, 6 ngày tiêm 1 ống bắp sâu.

5. Kháng sinh: Azythromax 500mg x 3 viên, mỗi ngày uống 1 viên.

 

Da chân trái được tái tạo toàn bộ sau 20 ngày, phục hồi gần giống như da chân bên phải.

BS: Hoàng Sầm.

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/l%C3%B3c%20da.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/l%C3%B3c%20da.jpg","subHtml":"V\u1ebft th\u01b0\u01a1ng b\u1ecb l\u00f3c da \u1ea3nh minh h\u1ecda"},{"src":"\/resources\/upload\/images\/li%E1%BB%81n%20da.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/li%E1%BB%81n%20da.png","subHtml":""}]