thành phần hóa học trong củ Ráy dại yhocbandia.vn

Theo tài liệu của GS.TS Đỗ Tất Lợi (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, 2006), cây Ráy còn gọi là cây ráy dại, dã vu với tên khoa học là Alocasia odora (Roxb) C.Koch. (Colocasia macrorhiza Schott), thuộc họ ráy araceae.

 

   Ráy là một loại cây mềm, cao 0,3 – 1,4m (có thể dài 5m), phân dưới sát gốc lại bò lên trên mặt đất, phần trên đứng, dưới gốc có thân rễ hình cầu dần phát triển thành củ, dài, to và nhiều đốt ngắn, trên những đốt có vẩy màu nâu, lá to, hình tim dài 10 – 50cm, rộng 8 – 45cm, màu xanh lục hoặc màu vàng nhạt. Cuốn nằm bò dài 15 – 120cm (có gốc to dài nặng 3 – 5kg), có củ có tuổi 4 – 5 hoặc 10 năm. Bông của Ráy mo nang mang hoa cái ở phía gốc, hoa đực ở phía trên và tận cùng bằng một đoạn bất phụ. Phần cuốn của mo tồn tại xung quanh các quả mọng, hình trứng màu đỏ, mùa hoa, quả tháng 1 – 5.

 

   Ráy là một loại cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, Ráy thường mọc ở bìa rừng, ven suối trong vườn nhà – những nơi có độ ẩm, ướt…. Ráy có tác dụng tốt để chữa bệnh phải từ 3-5 tuổi trở lên và phải đào trọn củ, rửa đất, cát sạch, cắt bỏ rễ con, cạo sạch lớp vỏ ngoài… tốt nhất thái, chặt nhỏ như lát sắn mì phải phơi khô, nhiều nắng, Ráy khô dùng có tác dụng tốt hơn.

 

  Tài liệu cổ coi củ ráy có vị nhạt, tính hàn, độc nhiều, ăn vào gây ngứa miệng và họng.

 

  Theo TS Nguyễn Văn Dư  cùng các cộng sự trong nước và nước ngoài đã phát hiện và công bố gần 20 loài Ráy mới ở Việt Nam trên các tạp chí khoa học quốc tế. Cho đến nay, nhóm đã ghi nhận được 135 loài thuộc 25 chi khác nhau của họ Ráy ở Việt Nam nhưng con số này vẫn tiếp tục tăng và theo ông có thể ở Việt Nam có tới 150 loài Ráy khác nhau.

 

  – Về thành phần hóa học còn rất ít tài liệu nghiên cứu, chỉ mới biết trong củ ráy có tinh bột, chất gây ngứa. Còn có tài liệu cho thấy thành phần hóa học của thân rễ cây ráy chứa alocasin,một chất tương tự phytosterol, alkaloid, glucose, fructose…

 

  -Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu cây ráy dại với đề tài “Góp phần nghiên cứu thành phần hóa học trong củ ráy dại”.

 

  + Bằng phương pháp trọng lượng chúng tôi đã xác định được hàm lượng nước trong củ ráy dại là 87,69%, hàm lượng các chất hòa tan là 41,63%.

 

  + Bằng các phương pháp xác định định tính các nhóm chất thiên với các thuốc thử đặc trưng của nhóm chúng tôi đã xác định được trong củ ráy dại có chứa các nhóm chất sau:

STT Tên nhóm chất Thuốc thử Hiện tượng Kết quả
1 Cumarin  Phản ứng lacton hóa Kết tủa bông +
2 Đường Dung dịch Felinh  Kết tủa đỏ gạch +++
3 Xianua  Giấy picrat  Vàng- da cam +
4 Ancaloit -Dragendooc -Kết tủa vàng da cam +
    -Axit picric1% -Kết tủa vàng +
5 Glycozit tim Phản ứng Kelle-Kiliani Xuất hiện vành xanh +++
6 Saponin Phản ứng tạo bọt Bọt bền ++
7 Protein Dung dịch ninhidrin Vệt màu đỏ tím ++
8 Flavonoit Mg trong HCl  Màu đỏ da cam ++

Ghi chú: ký hiệu  +: có vết       ++: rõ        +++: rất rõ      

 

  + Chúng tôi đã tiến hành xác định nitơ tổng số bằng phương pháp microkendan trong củ ráy dại được 3,35% như vậy hàm lượng nitơ tổng số là nhỏ.

 

   + Xác định định lượng xianua bằng phương pháp bạc thấy hàm lượng xianua trong củ ráy dại là 1,56.10-3%. Như vậy trong củ ráy dại có chứa glycozit có nhóm chức xianua, nhưng hàm lượng rất nhỏ khi sử dụng không ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

   + Định lượng flavonoit toàn phần: trong dịch chiết là 0,35%.

 

      Trên đây là những nghiên cứu bước đầu của chúng tôi, kết quả nghiên cứu còn hạn chế. Chúng tôi đề nghị cần có những nghiên cứu tiếp theo để chiết tách riêng các hoạt chất có trong dược liệu và thử hoạt tính sinh học các chất tách được để góp phần vào việc nghiên cứu sử dụng các bài thuốc cổ truyền từ thực vật nhằm góp phần vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

GS. Hứa Văn Thao & Vũ Anh Tuấn

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/03\/cuday-yhocbandia-yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/03\/cuday-yhocbandia-yhocbandia.jpg","subHtml":"th\u00e0nh ph\u1ea7n h\u00f3a h\u1ecdc trong c\u1ee7 R\u00e1y d\u1ea1i yhocbandia.vn"}]