Sống và chết là lẽ tất yếu, người giàu nghèo, sang hèn, xấu đẹp… khi chết đều bình đẳng như nhau; chẳng ai muốn bình đẳng trước cái chết, vì chẳng ai biết khi chết sẽ ra sao. Song sau khi chết cách đối xử của người còn sống với người đã chết là rất khác nhau và hệ lụy cũng khác nhau. Môi trường sinh thái là của xã hội người còn sống, người đã chết họ biết đâu mà quan tâm nữa.

   Việc phân hủy cơ thể người chết diễn ra ngay trước khi thi hài được chôn cất. Hàng tỷ tỷ vi khuẩn trong ruột già đã từng “thủy chung suốt đời” với chúng ta, nay ta chết chúng “trở mặt” quay ra làm thịt thân chủ. Tham gia phân hủy mạnh nhất là clostridia và coli, và các enzyme tuyến tụy. Các mô giải phóng tử khí, rỉ dịch, vi khuẩn, virut có mô trường dinh dưỡng tốt đua nhau phát triển gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khí. Tử khí từ thi hài thoát ra thứ mùi khủng khiếp, lành lạnh, tanh ngọt do các khí hydro sulfit, khí methane và của mercaptan… tạo thành.

    Là người dân tộc Mán (dao), ngày nhỏ, vùng biên đi học đã nghe câu nói của người Hmông “Súa cứ tơu, Tro cú nhía” nghĩa là thấy người Hán đi vác củi thì chắc có người Mán chết hỏa thiêu. Mới đây, khi nghe tin bà cô tôi mất, tôi vội về chịu tang và trực tiếp chứng kiến tập tục hỏa táng nghèo khó nhưng văn minh của dân tộc mình.

Dưới đây là video quay lại quá trình hỏa thiêu của người dân tộc Mán (Dao)

Video 1: Lễ tiễn 

Video 2: Bó chiếu bằng dát mai

Video 3: Hỏa thiêu

BS. Hoàng Sầm

Chủ tịch hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[]