Cây thuốc

Hoàng đằng

  Tên khác: Hoàng liên đằng, Dây vàng giang, Nam hoàng liên. Tên khoa học: Vị thuốc là thân già và rễ phơi khô của cây Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre hay F. tinctoria Lour.), họ Tiết dê (Menispermaceae). Mô tả: Cây 10cm, cứng, nhẵn; phiến lá bầu dục, đầu nhọn, gốc lá tròn hay cắt ngang, có […]

Hoàng đằng - yhocbandia.vn

 

Tên khác: Hoàng liên đằng, Dây vàng giang, Nam hoàng liên.

Tên khoa học: Vị thuốc là thân già và rễ phơi khô của cây Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre hay F. tinctoria Lour.), họ Tiết dê (Menispermaceae).

Mô tả: Cây 10cm, cứng, nhẵn; phiến lá bầu dục, đầu nhọn, gốc lá tròn hay cắt ngang, có ba gân chính rõ, cuống dài, hơi gần trong phiến, phình lên ở hai đầu. Hoa nhỏ, màu vàng lục, đơn tính, khác gốc, mọc thành chuỳ dài ở kẽ lá đã rụng, phân nhánh hai lần, dài 30-40cm. Hoa có lá đài hình tam giác; hoa đực có 6 nhị, chỉ nhị hơi hẹp và dài hơn bao phấn; hoa cái có 3 lá noãn. Quả hạch hình trái xoan, khi chín màu vàng. Mùa hoa tháng 5-7.

Dược liệu: Những đoạn thân và rễ hình trụ thẳng hoặc hơi cong, dài 10 – 30 cm, đường kính 1 – 3 cm, có khi tới 10 cm. Mặt ngoài màu nâu có nhiều vân dọc và sẹo của cuống lá (đoạn thân) hay sẹo của rễ con (đoạn rễ). Mặt cắt ngang có màu vàng gồm 3 phần rõ rệt: phần vỏ hẹp, phần gỗ có những tia ruột xếp thành hình nan hoa bánh xe, phần ruột ở giữa tròn và hẹp; thể chất cứng, khó bẻ gãy, vị đắng.

Bộ phận dùng: Vị thuốc là thân già và rễ phơi khô của cây Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre hay F. tinctoria Lour.)

Phân bố: Cây của vùng Đông Dương và Malaixia, mọc hoang ở ven rừng nơi ẩm mát vùng núi, gặp nhiều từ Nghệ An vào tới các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

Thu hái: rễ và thân cây vào tháng 8-9, cạo sạch lớp bần bên ngoài, chặt từng đoạn, phơi khô hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Alcaloid (3%), chủ yếu là palmatin 1-3,5% ngoài ra còn có jatrorrhizin, columbamin và berberin.

Công năng: Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Palmatin có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn đường ruột.

Công dụng: Làm giảm viêm, chữa viêm ruột, viêm bàng quang, viêm gan, đau mắt, mụn nhọt, sốt nóng, kiết lỵ, hồi hộp, mất ngủ. Làm nguyên liệu chiết palmatin.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc:

TT

Bài thuốc

Thành phần

Cách sử dụng

  1. 1.

Chữa viêm đường tiết niệu, viêm gam virus, viêm âm đạo, bạch đới, viêm tai trong và hội chứng lỵ

Hoàng đằng       10-12g

Mộc thông         10-12g

Huyết dụ            10-12g

Sắc uống

  1. 2.

Viêm tai có mủ

Bột Hoàng đằng      20g

Phèn chua                10g

Trộn lẫn với nhau, thổi dần vào tai ngày 2-3 lần

  1. 3.

Mắt sưng đỏ hoặc có màng

Hoàng đằng              4g

Phèn chua            chút ít

Tán nhỏ, chưng cách thuỷ gạn lấy nước trong mà nhỏ mắt

Bột palmatin chlorhydrat

Pha chế thành thuốc nước để nhỏ mắt

Hoàng đằng với Hoàng liên

Nấu thành thuốc chữa đau mắt

  1. 4.

Chữa kiết lỵ

Bột Hoàng đằng

Cao Mức hoa trắng

Làm thuốc viên

Cao Hoàng đằng

Cao Cỏ sữa lá lớn

Kiêng kỵ: Bệnh thuộc hàn không nên dùng.

Chú ý: Một số tỉnh miền núi phía nam sử dụng thân cây Cyclea bicristata (Girff.) Diels., họ Tiết dê với tên gọi Hoàng đằng hay Hoàng đằng lá to. Cây này có thành phần hoá học, công dụng tương tự Hoàng đằng.

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Sưu tầm

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận