Rối loạn tiền đình là một hội chứng rất phổ biến hiện nay và đang có xu hướng tăng rõ rệt. Bệnh diễn biến từ nhẹ đến nặng và lâu dần dẫn đến nghiêm trọng.

Đa phần những người mắc chứng tiền đình đều ở độ tuổi trên 40, tỷ lệ người già chiếm phần lớn, nữ có xu hướng nhiều hơn nam.

Tiền đình là một hệ thống thần kinh nằm ở phía sau hai bên ốc tai, chức năng quan trọng là duy trì tư thế, dáng bộ phối hợp cử động mắt, đầu, thân mình. Tại tiền đình ốc tai các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh số 8 truyền về não, gắn liền với tiền đình ốc tai là ba vòng bán khuyên tạo hình 3D trong không gian giúp cơ thể nhận biết được vị trí của mình trong không gian. Được chi phối bởi dây thần kinh sọ số 8 và được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp trong bộ não khi chúng ta di chuyển tiền đình có nhiệm vụ giữ cơ thể ở tư thế thăng bằng. Khi chúng ta có một số vấn đề như viêm tai giữa, chấn thương mê lộ, nghẽn tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống cổ, viêm dây thần kinh sọ não số 8, thoái hóa một trong các cơ quan của tiền đình, sẽ dẫn tới các triệu chứng tiền đình: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, mất thăng bằng dẫn đến ngã. Trên thực tế có hai hội chứng tiền đình, hội chứng tiền đình ngoại biên do tổn thương bộ phận cảm nhận hoặc dây thần kinh tiền đình và hội chứng tiền đình trung ương thường có tổn thương nhân tiền đình hoặc các dòng liên hệ tiền đình với hệ thần kinh trung ương. Cũng nên chú ý phân biệt giữa triệu chứng của tiền đình và các triệu chứng các bệnh khác đó là chóng mặt có sự chuyển động của đồ vật xung quanh, có ngã thực sự chứ không còn dừng lại ở cảm giác. Để xác định chính xác hơn bằng hai nghiệm pháp là pastpointing và đi hình sao. Rối loạn tiền đình hiện nay đang điều trị theo hướng triệu chứng. Cần điều trị theo hướng ổn định lâu dài và tận gốc bằng phương pháp đông y.

Thuốc nên dùng phương kỷ cúc địa hoàng hoàn; Châm cứu, cấy chỉ các huyệt: Bách hội, An miên, Suất cốc, Huyền lư, Huyền ly, có thể chỉ cần châm duy nhất huyệt Thính cung theo kinh nghiệm của cố giáo sư Phạm Duy Nhạc. Có thể thử kinh nghiệm của cụ cố Đào Nguyên Tíu, uống nước tôi sắt ở lò rèn mỗi ngày thay nước.

Phục hồi chức năng: Tập bài tập thăng bằng, tập vận động mắt, đầu, cổ, tập yoga.

Chế độ ăn: nên ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin B6, vitamin C, vitamin D, Folate như thịt gà, cá, trái cây, cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, Ngũ cốc: khoai tây, khoai lang, các loại đậu, bí, rau xanh; nên ăn ít chất béo: tránh các chất kích thích.

Doctor SAMAN

Bs Vũ Thị Hà

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/05.2019\/roi%20loan%20tien%20dinh.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/05.2019\/roi%20loan%20tien%20dinh.jpg","subHtml":""}]