Hỏi đáp nhanh về đột quỵ não

Biên soạn: Hoàng Sầm; Hiệu đính: Ngô Quang Trúc

Lời bạt: Phạm vi học thuật đột quỵ não rất rộng và chuyên sâu. Tài liệu này hướng tới người nhà bệnh nhân và các điều dưỡng viên hằng ngày quên mình tận tụy chăm sóc người bệnh. Với 40 năm nghiên cứu, giảng dạy, thực hành phục hồi đột quỵ não, tác giả ước muốn tài liệu này có thêm chút ích lợi với cộng đồng. Tham chiếu trong hệ quy chiếu hẹp này là kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản, dễ hiểu, dễ áp dụng về chăm sóc người bệnh trong thực tiễn điều dưỡng lâm sàng.

STT

Câu hỏi ngắn

Trả lời gọn

1

Đột quỵ não là bệnh gì ?

 

Đột quỵ não (tên cũ là tai biến mạch máu não) gồm có bệnh xuất huyết não và nhồi máu não. Xuất huyết não do mạch máu não bị vỡ; còn nhồi máu não do lấp mạch não làm phần não được nuôi dưỡng bởi phần mạch máu đó bị thiếu dinh dưỡng và thiếu ô xi gây hoại tử tế bào thần kinh (Nên còn gọi là nhũn não) hoặc có 1 mạch máu nhỏ nào đó bị tắc do cục máu đông, bọt khí ... làm tắc mạch não cũng gây nhồi máu não.

2

Phân biệt thiếu máu não tạm thời và đột quỵ não thế nào ?

- Đột quỵ não thì các triệu chứng diễn tiến tăng dần ít nhất trên 24 giờ không có khả năng hồi phục trong ngắn hạn;

- Thiếu máu não tạm thời thoáng qua cũng có triệu chứng khá giống với đột quỵ não nhưng nhẹ và tiến triển dưới 24 giờ và phục hồi trong ngắn hạn.

3

Những người nào hay bị đột quỵ não ?

- Đó là những người bị tăng huyết áp thường xuyên, người bị xơ vữa động mạch, người bị tăng mỡ máu, người cao tuổi... 

- Hoặc uống nhiều rượu bia rồi đi đường xa, tắm lạnh, lao lực, phòng dục.

- Đột quỵ não cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi do dị dạng mạch máu não (như phình mạch), khi bị vỡ các phình mạch sẽ gây xuất huyết não.

4

Đột quỵ não xảy ra như thế nào ?

- Xuất huyết não: đang sinh hoạt bình thường bỗng ngã ra đột ngột và vài phút sau thì hôn mê ngay;

- Nhồi máu não: bỗng tự nhiên nói ngọng, khó tìm từ ngữ, cầm bát đũa rơi, yếu dần 1 bên người bao gồm cả chân lẫn tay, giảm tỉnh táo và nặng dần lên tiến triển hôn mê, liệt ½ thân, méo mồm nhưng mắt vẫn nhắm được cả 2 bên. Nếu có ngọng, câm thì liệt bên phải và ngược lại, trừ trường hợp thuận tay trái.

- Tắc mạch máu não: liệt khu trú tức thì, tức là chỉ liệt 1 tay hoặc 1 chân, toàn thân vẫn bình thường và đầu óc vẫn tỉnh táo.

5

Khi xảy ra xuất huyết não thì thái độ ứng xử thế nào ?

- Với xuất huyết não: bình tĩnh, không bấn loạn, nhẹ nhàng đưa bệnh nhân lên giường, đắp chăn nhẹ, không xoa bóp dầu nóng, không vận chuyển đi bệnh viện ngay. Nếu đi ngay, chưa đủ thời gian tạo thành cục máu đông nút chỗ vỡ thì sẽ chảy máu thêm và tử vong trong quá trình vận chuyển và hoặc có thể chuyển từ nhồi máu não thành xuất huyết não.

- Sau 30 phút mới cho lên xe cứu thương, dặn lái xe chạy thật chậm êm để đưa tới bệnh viện, vì nếu chạy nhanh rung xóc nhiều cục máu đông nút chỗ vỡ có thể bong ra gây chảy máu lại.

6

Khi xảy ra nhồi máu não thì thái độ ứng xử thế nào ?

- Nếu thấy bệnh nặng dần lên theo thời gian thì đưa đến bệnh viện để thăm khám và theo dõi ngay, càng sớm càng tốt. Chú ý vận chuyển nhẹ nhàng, hạn chế rung xóc, nếu không nhồi máu não có thể chuyển hóa thành xuất huyệt não.

- Trường hợp nhẹ, do những ổ nhồi máu nhỏ, có thể gọi mời thầy thuốc điều trị tại nhà.

7

Tắc mạch não thì làm thế nào ?

- Cho uống ngay nhưng loại thuốc chống đông máu như PH 8, Aspirine ... rồi sắp xếp đưa đến bệnh viện;

- Tắc mạch não thường có thể đau đầu dữ dội nên chú ý tránh chẩn đoán nhầm với các bệnh đau đầu khác; tắc mạch não có thể chuyển hóa thành nhồi máu não.

8

Những chỉ tiêu cần theo dõi thật sát trên bệnh nhân đột quỵ não là gì ?

- Theo dõi các chỉ số mạch, nhiệt độ, huyết áp ít nhất 3 giờ/ lần.

- Theo dõi ý thức: khi đang tỉnh táo nếu đi vào trạng thái rối loạn ý thức (lú lẫn, hôn mê...) thì phải đưa đến bệnh viện. 

9

Vỡ phình mạch não người trẻ tuổi thì làm thế nào ?

- Người trẻ tuổi đang sinh hoạt bình thường bỗng ngã lăn ra và hôn mê thì phải nghĩ ngay đến vỡ phình mạch.

- Cách xử trí: phải đưa ngay đến bệnh viện để mổ cấp cứu.

10

Phòng bệnh đột quỵ não thế nào ?

- Thăm khám định kỳ, luôn tuân thủ ý kiến bác sỹ, uống thuốc đều đặn theo đơn. Có số máy của Bác sỹ dán ở chỗ dễ thấy, phòng khi đột ngột thì để con cháu biết mà gọi hỗ trợ, chỉ dẫn.

- Sinh hoạt lành mạnh, ăn chớm no thì dừng, ăn nhiều rau ít thịt, cố gắng ăn nhạt hơn, đặc biệt nên ăn rau cần xào tỏi, nghệ vàng kho đậu phụ, hằng ngày nên uống trà hoa hòe, trà cỏ nhọ nồi, hoa kinh giới, lá cây Bùng bục ... để tăng sức bền thành mạch máu; rượu uống mỗi hôm 25-30ml có tác dụng phòng đột quỵ, đặc biệt là rượu vang nho.

- Luyện tập: Không tập tành như thanh niên, hạn chế chơi thể thao đối kháng như tenis, cầu lông, bóng đá ... chỉ chơi những môn nhẹ như bóng chuyền hơi, đi bộ, tập thể dục, bơi lội. 

- Các môn pháp luân công, Thái cực quyền, Yoga, đi bộ ... đều có lợi nhưng không được quá sức, hơi mệt nghỉ ngay, không cố. Cần cân nhắc khi tham gia môn chạy đường dài trên 1 km.

- Khối lượng tập chỉ cần bằng 1/3 thanh niên như chia làm nhiều thời lượng khác nhau trong ngày.

- Không uống rượu say rồi sinh hoạt tình dục, không quan hệ tình dục trong khoảng 12 giờ trưa và 12 giờ đêm; các loại thuốc cường dương giảm huyết áp thì có thể lựa dùng, cường dương gây tăng huyết áp như Pau de cabinda nguồn gốc Nam phi thì cấm kỵ

11

Tám việc phải làm để chăm sóc người liệt 1/2 thân do đột quỵ não đã được ra viện là những việc gì ?

- Phục hồi liệt ½ thân là 1 quá trình kiên trì, bài bản và lâu dài, do vậy  phải họp gia đình, thống nhất tạo nguồn kinh phí điều trị: thuê 1 điều dưỡng viên đông y và 1 bác sỹ phục hồi chức năng chăm sóc hằng ngày, thời gian tối thiểu là 6 tháng.

- Ăn và uống: ăn súp rau, xương, thịt xay mỗi ngày 5 bữa, mỗi bữa 250ml; uống nước rau, nước hoa quả, nước khoáng kiềm thêm cho đủ 500ml. Ưu tiên sinh tố rau má. Nước rất quan trọng, uống đủ nước sẽ phòng chống viêm thận do nằm lâu.

- Vệ sinh thân thể: thay bỉm khi có ỉa đái, chú ý nhất tầng sinh môn; sau thay rửa, lau thấm khô sạch sẽ; ăn xong xỉa răng, hỗ trợ đánh răng, súc miệng họng; rửa mũi, ngoáy tai, rửa mắt. Nếu tắm được 2 ngày tắm 1 lần trong bồn trị liệuHubbard, nếu không tắm được lau mỗi ngày 1 lần. Nếu có bồn tắm trị liệu nên dùng thêm nước sắc cây Sau sau, lá cây nưa đã ngâm nước gạo hoặc 1 số loại thuốc cồn xoa bóp do thầy thuốc chỉ định.

- Chống loét tỳ đè: cần thay đổi tư thế nằm, ngửa, nghiêng phải, nghiêng trái 3h mỗi lần, day xoa bóp cồn gừng nghệ hoặc cồn tam thất cho vùng xương cùng cụt mỗi khi nằm nghiêng. Nếu có thể cho ngồi mỗi ngày 6-10h nơi có khoảng không thoáng đãng, không nên cho nằm phòng kín.

- Bảo vệ biên độ khớp: Lay lắc, day nắn mở từng khớp nhỏ đến khớp lớn: khớp bán ngón tay chân, khớp khuỷu gối, khớp vai háng, các đốt cổ, lưng ... cố gắng mở biên khớp tới mức sinh lý. Chú ý đặc biệt: “viêm đông cứng” khớp vai bên liệt do bất động lâu, cứng khớp cổ chân “dạng bàn chân ngựa” và “cổ - bàn tay liệt nắm chặt xoay trong”.

- Xoa bóp chống teo cơ: cơ vai gáy, cơ cánh cẳng tay, cơ đùi, cơ bắp chân ... mỗi ngày xoa bóp 1 -2 lần.

- Vỗ ngực chống viêm phổi ứ đọng: cho ngồi dậy vỗ ngực 2 lần, mỗi lần 15 phút mỗi ngày để bảo đảm long hết đờm dãi, khạc ra.

- Trị liệu tâm lý: tăng cường chuyên trò để chống trầm cảm, không nên để bệnh nhân buồn do nằm ngồi một mình. Nên có nhưng chuyện xây dựng niềm tin phục hồi trong tương lai gần kèm theo động viên đúng cách cùng các câu chuyện tiếu lâm dí dỏm.

- Chống teo não do Cytokine: hupezin A, hoàng cầm, rau má, Neo-19...

12

An cung ngưu hoàng hoàn & Vũ hoàng tĩnh tâm hoàn là chế phẩm gì ?

- An cung ngưu hoàng hoàn (安宫牛蟥丸) là Sáng chế của tác giả Ngô Cúc Thông (吴鞠通) người Trung quốc. 

- Hiệu suất tiêu cục máu đông = 17,40%/1h/37o3 so với 6,5% của nước muối sinh lý cùng điều kiện. Với P≤0,01.

- Đề tài: E16-002-YHBDVN

- Vũ hoàng tĩnh tâm hoàn là sáng chế của tác giả Hơ -jun Triều Tiên. 

- Hiệu suất tiêu cục máu đông = 19,89%/1h/37o3 so với 6,5% của nước muối sinh lý cùng điều kiện. Với P≤0,01.

- Đề tài: E16-002-YHBDVN

 

13

Yên cung tĩnh tâm đan là chế phẩm gì ?

- Yên cung tĩnh tâm đan là sáng chế của tác giả Hoàng – Sầm Việt Nam. 

+ Hiệu suất tiêu cục máu đông = 22,68%/1h/37o3 so với 6,5% của nước muối sinh lý cùng điều kiện. Với P≤0,01.

+ Đề tài: E16-002-YHBDVN

14

Nên dùng các chế phẩm Yên cung tĩnh tâm đan để phòng ngừa & hỗ trợ điều trị đột quỵ như thế nào ?

- Phòng ngừa: Với người có tiền sử thiếu máu tạm thời thoáng qua, người có nguy cơ đột quỵ cao hoặc đã từng đột quỵ mỗi tháng dùng 1 lọ si-rô, mỗi ngày 15ml vào 6h sáng bắt đầu từ ngày rằm hoặc mồng 1 âm lịch;

- Hỗ trợ điều trị: chỉ dùng cho nhồi máu não hoặc tắc mạch não đã hình thành cục máu đông; liều mỗi ngày 15 ml liên tục, đến ngày thứ 3 không có chuyển biến thì dừng; nếu có chuyển biến tốt thì dùng tiếp đến ngày thứ 9 – có thể uống hoặc bơm qua sonde.

- Thời gian sau xuất viện: dùng được cho tất cả các thể xuất huyết não, nhồi máu não, đặc biệt nhồi máu não do tắc mạch não, chấn thương sọ não và phòng ngừa teo não sau các lý do trên, cứ dùng 1 lọ cho 3 ngày, nghỉ 7 ngày đến khi hồi phục hoàn toàn. (tác dụng này các sản phẩm khác không có)

- Chống chỉ định: Không dùng cho người đang xuất huyết não, vỡ phồng mạch não; 

- Có thể dùng mà không phân biệt tạng hàn hay nhiệt.

15

Nên dùng các chế phẩm An cung ngưu hoàng hoàn  & Vũ hoàng tĩnh tâm hoàn để phòng ngừa & hỗ trợ điều trị đột quỵ như thế nào ?

- Phòng ngừa: Với người có nguy cơ đột quỵ cao hoặc đã từng đột quỵ mỗi tháng dùng 3 viên, mỗi ngày 1 viên vào 6h sáng bắt đầu từ ngày rằm hoặc mồng 1 âm lịch;

- Hỗ trợ điều trị: chỉ dùng cho nhồi máu não hoặc tắc mạch não đã hình thành cục máu đông; liều mỗi ngày 1 viên liên tục, đến ngày thứ 3 không có chuyển biến thì dừng; nếu có chuyển biến tốt thì dùng tiếp đến viên thứ 9 – có thể ăn nhai hoặc bơm qua sonde.

- Chống chỉ định:

+ Không dùng cho người đang xuất huyết não, đặc biệt do vỡ phồng mạch não; 

+ Không dùng khi đang chảy máu do bất kỳ lý do gì;

+ Không được dùng cho người thể tạng hàn

16

Các bước luyện tập sau liệt ½ thân do đột quỵ não thế nào ?

Luyện tập cần tuân thủ 6 bước này kèm theo ý chí khát khao phục hồi, nếu không sẽ luôn thất bại : 

1. Tập chuyển tư thế;

2. Chuyển vị trí;

3. Phục hồi tự sinh hoạt đơn giản;

4. Phục hồi lao động đơn giản.

5. Phục hồi sinh hoạt lao động như bình thường.

6. Tái hòa nhập sinh hoạt cộng đồng về thể chất và tâm thần.

17

Thế nào là tập chuyển tư thế ?

- Là tập tự mình thay đổi tư thế từ nằm ngửa chuyển nằm nghiêng bên liệt rồi bên lành thuần thục, sau đó chuyển nằm sấp – ngửa;

- Tự mình chuyển tư thế từ nằm sang ngồi và từ ngồi sang nằm;

- Tự mình chuyển tư thế từ ngồi sang đứng vững được và ngược lại từ đang đứng mà ngồi được.

Lời khuyên: Đây là giai đoạn quyết định việc luyện tập phục hồi có thành công hay không, phần lớn thất bại trong phục hồi đều do nôn nóng bỏ qua giai đoạn này.

18 

Thế nào là tập chuyển vị trí ?

- Là tập tự mình di chuyển từ điểm A đến điểm B sang tới điểm C ban đầu là có hỗ trợ bằng con người và công cụ, sau đó phải tự mình di chuyển.

- Điều kiện tiên quyết: chỉ khi nào tự đứng vững được mới chuyển sang tập chuyển vị trí. 

- Nhắc lại: Mọi thất bại đều do nôn nóng khi chưa hoàn thành chương trình tập chuyển tư thế.

Khuyến cáo: Nếu chỉ liệt nhẹ thể chất tốt thì uống bài: Bổ dương hoàn ngũ thang; thể chất kém thì dùng bài Đại tần giao thang. (tra cứu trên mạng).

19

Thế nào là tự phục hồi sinh hoạt đơn giản ?

- Người bệnh phải tự cầm bát thìa, tự xúc ăn, sau đó tự chùi mồm, mép, tự xúc miệng, uống nước, đánh răng và rửa mặt.

- Phải tự đi tiểu tiện và đại tiện, sau đó tự vệ sinh được khu tầng sinh môn bằng nước và thấm khô sạch sẽ vùng này.

- Phải tự lên giường đi ngủ và sau ngủ tự có khả năng dậy khi thức.

-Tự cởi và mặc áo là sinh hoạt đơn giản nhưng mặc quần, cởi quần, đóng khuy quần áo là dạng thứ hoạt động tinh vi, phức tạp – giai đoạn đầu cần người hỗ trợ. 

Khuyến cáo: Nếu có tình trạng ỉa đái không tự chủ thì uống bài thuốc: Địa hoàng ẩm tử (tra cứu trên mạng)

20

Thế nào là phục hồi lao động đơn giản ?

- Tự quét nhà, sắp xếp đồ trên bàn, dọn dẹp, đổ rác, cho quần áo vào máy giặt, bấm nút vận hành máy, sử dụng máy hút bụi, kiểm tra không gian sống ...

- Tự đóng mở cổng, đóng mở cửa, đóng mở cửa buồng, mở đóng cửa sổ, 

- Kiểm tra và tự bày thức ăn, nấu món đơn giản, rửa bát, xếp bát đĩa ...

Khuyến cáo: Ở giai đoạn này nên dừng mọi loại thuốc trừ việc phòng tái đột quỵ và kiểm soát huyết áp, tiểu đường, mạch vành.

21

Thế nào là Phục hồi sinh hoạt lao động như bình thường ?

- Tái tập lại những thói quen trước đó, đọc sách, viết sách, đi chợ, mua bán, kiểm soát tiền bạc, đánh cờ ... và các thói quen lao động sinh hoạt đã hình thành nhiều năm trước.

- Tái lập công việc tạo ra sản phẩm trí tuệ, chân tay để có sản phẩm cuối cùng cân đong đo đếm được, định lượng được.

- Giai đoạn này thường kéo dài sau đột quỵ 2-3 năm, ổn đinh dần trong những năm tiếp theo.

22

Thế nào là Tái hòa nhập sinh hoạt cộng đồng về thể chất và tâm thần

- Đây là giai đoạn cuối của quá trình phục hồi, là kết quả cao nhất của mọi sự nỗ lực trong giao thức thầy thuốc – bệnh nhân.

- Cần bỏ đi 1 số thói quen xấu, hình thành thói quen mới tốt cho sức khỏe;

- Thảo luận với thầy thuốc 1 chiến lược sức khỏe toàn diện cho trước mắt và lâu dài dưới hình thức điều dưỡng, ăn uống và hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào thuốc. Kiểm soát các bệnh mạn tính không lây chủ yếu bằng chế độ ăn, ngủ, nghỉ ngơi, làm việc và bài tập thể dục nhẹ ...

- Thực hiện nốt các ước muốn của cuộc sống cá nhân ...

 

1. Tài liệu được viết dựa trên các trải nghiệm thực hành đột quỵ não nhiều năm mà chưa dùng tới các tài liệu tham khảo khác.

2. Sau khi bài viết được hiệu đính xong bởi Tiến sỹ Ngô Quang Trúc, bác sỹ cao cấp chuyên ngành thần kinh.

Yên cung tĩnh tâm đan

- Phòng ngừa chắc

- Tưới máu nhanh

- Phá lấp tắc

- Bệnh chóng lành

- Ngừa teo não.

[]