Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và cần thiết nhất cho trẻ khi mới ra đời. Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên kinh tế và hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em

  I. Lợi  ích tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ:
* Lợi ích về phía con
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, đủ chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ trong vòng 4- 6 tháng đầu
– Dễ tiêu hoá dễ hấp thu
– Bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn vì trong sữa mẹ có nhiều yếu tố miễn dịch hạn chế mắc các bệnh tiêu chảy
– Sữa mẹ giúp cho trẻ phát triển trí thông minh 
*Với người phụ nữ
– Giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ
– Giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng
– Phát triển mối quan hệ gần gũi yêu thương, gắn bó tình cảm mẹ con
– Giúp mẹ chậm có thai giúp KHHGĐ (70%)
– Thuận tiện ít tốn kém: Tiết kiệm kinh tế, thời gian, sức khoẻ
*Với xã hội
– Giảm bệnh tật vú, chảy máu sau đẻ, ít mắc bệnh hô hấp
II.Cách cho con bú
-Trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh 30’ đầu để kích thích mẹ tiết sữa
Sữa non bài tiết  trong vài ngày đầu sau đẻ màu vàng nhạt đặc sánh: Có nhiều kháng thể, tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng, sữa non có tác dụng sổ nhẹ giúp cho việc tống phân su, trẻ đỡ vàng da. Các yếu tố phát triển trong sữa non giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành, chống dị ứng và không dung nạp các thức ăn khác. Sữa non giàu vitamin A chống nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt
– Cần cho trẻ bú theo nhu cầu bất kể ngày đêm
– Bú mẹ hoàn toàn trong vòng 4- 6 tháng đầu. Sau sữa non, sữa đầu còn gọi sữa trưởng thành có màu hơi xanh. Bú sữa đầu nhận được khối lượng lớn các chất dinh dưỡng và nước. Không cần cho trẻ uống thêm bất kỳ loại dịch nào khi trẻ 4-6 tháng tuổi. Sữa mới sản xuất cuối bữa bú có màu trắng hơn chứa nhiều chất béo, cần cho bú kiệt một bên rồi mới chuyển vú khác để trẻ nhận được nhiều chất béo cung cấp năng lượng
– Thời gian bú 14-20 tháng
– Thời gian trung bình mỗi bữa bú 15-20 phút
III.Tác hại của nuôi con bằng sữa nhân tạo
– Trẻ dễ mắc các bệnh hô hấp và tiêu chảy
– Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A 
– Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính 
– Giảm gắn bó mẹ con 
– Tăng cân quá mức
chỉ số thông minh thấp
– Mẹ sớm có thai trở lại
– Tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, ung thư vú, buồng trứng
IV. Bài tiết sữa
Sữa mẹ bài tiết theo cơ chế phản xạ, khi trẻ bú xung động cảm giác đi từ núm vú lên não tác động đến tuyến yên bài tiết prolactin và oxytoxin 
– Prolactin là nội tiết tố của thuỳ trước tuyến yên, kích thích tế bào tiết sữa.Đây là phản xạ tạo sữa do đó cho con bú nhiều sẽ tạo nhiều sữa. Prolactin sản xuất nhiều về đêm, làm cho mẹ thư giãn và buồn ngủ vì vậy nên cho trẻ bú đêm.
Prolactin ngăn cản rụng trứng, giúp bà mẹ chậm có thai
– Oxytocxin là nội tiết tố thuỳ sau tuyến yên có tác dụng làm co các cơ xung quanh tế bào tiết sữa đây sữa từ các nang và ống dẫn sữa đến các xoang sữa.Đây là phản xạ phun sữa.
*Cách cho trẻ bú
          Ngậm nhiều quầng vú và các mô dưới vú vào trong miệng, các xoang sữa baogồm cả các mô phía dưới
– Trẻ kéo mô vú tạo thành đầu vú dài
– Mút sữa từ bầu vú, không phải chỉ ở núm vú 
– Lưỡi của trẻ đưa ra trước qua lợi dưới và ở phía dưới xoang sữa.

Doctor SAMAN

[]