Rối loạn tâm thần trong bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp là một bệnh rất phổ biến hiện nay, hơn nữa lại có xu hướng ngày càng gia tăng. Các vấn đề về bệnh căn và bệnh sinh của tăng huyết áp (cũng như việc phòng và chữa bệnh) được liệt vào số những vấn đề hết sức thời sự của y học.

Bệnh tăng huyết áp phát sinh do các trạng thái căng thẳng tâm thần khá mạnh và kéo dài do những nguyên nhân về tâm lý (chấn thương tâm thần – stress gây ra). Hay nói một cách khác, những thay đổi về trương lực mạch máu – cơ sở của bệnh tăng huyết áp, bắt nguồn (bằng những cơ chế về thần kinh- thể dịch phức tạp) từ những rối loạn về thần kinh cao cấp do căn nguyên tâm lý sinh ra.

Thuyết bệnh sinh của nguyên nhân tâm lý này của bệnh tăng huyết áp do G.F Lang đưa ra. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giả thuyết, vì căng thẳng về tâm lý có ý nghĩa lớn trong bệnh cao huyết áp, nhưng không phải là duy nhất, người ta còn thấy còn các yếu tố khác như: di truyền, tố bẩm, lứa tuổi, biến đổi nội tiết tố...cũng đóng vai trò quan trọng.

Về triệu chứng của bệnh cao huyết áp: Ngoài các triệu chứng hay gặp về tim mạch và suy thận, các rối loạn về não cũng rất đặc trưng cho bệnh này. Các biểu hiện rối loạn ở não từ những tổn thương nhẹ (rối loạn chức năng như rối loạn tuần hoàn não...) đến thương tổn thực thể não nặng nhất là đột quỵ. Trong các trường hợp tử vong do bệnh tăng huyết áp thì số chết do đột quỵ não đứng thứ hai sau chết do tổn thương tim.

  Ngoài vô số những các rối loạn về thần kinh loại này hay loại khác (các tổn thương tồn tại khá bền vững dưới dạng liệt nhẹ, liệt trung bình, liệt nặng...biến đổi cảm giác nông và sâu, rối loạn về ngôn ngữ như thất ngôn Broca (thất ngôn vận động), thất ngôn Wernicke (mất nhận biết về ngôn ngữ - bệnh nhân vẫn nói được nhưng bệnh nhân không hiểu người khác nói gì) v.v ; bệnh nhân còn có thể có những rối loạn về tâm thần rất đa dạng (gọi là loạn tâm thần do cao huyết áp) cũng đặc trưng với bệnh cao huyết áp.

  Các rối loạn tâm thần do cao huyết áp có thể gặp trong bất cứ thể nào và giai đoạn nào của bệnh cao huyết áp, đồng thời cũng có sự tương quan nhất định của rối loạn tâm thần này với các giai đoạn của tăng huyết áp. Ví dụ: các triệu chứng giống rối loạn thần kinh đặc trưng cho giai đoạn bắt đầu của cao huyết áp, còn sự phát triển của mất trí hay gặp ở giai đoạn cuối cùng.

  Các nhà nghiên cứu còn thấy các rối loạn về thần kinh và tâm thần khác nhưng hiếm hơn như: trạng thái giả liệt tiến triển giống như bệnh cảnh của liệt tuần tiến, hội chứng giả u giống bệnh cảnh của u não, hội chứng ý thức mù mờ tạm thời – kiểu sương mù não, hội chứng trầm cảm, hội chứng hoang tưởng, trạng thái hưng cảm...Có cả những bệnh cảnh lâm sàng hỗn hợp với nhau.

  Người bệnh tăng huyết áp thường hay than phiền là dễ bị kích thích, đau đầu, ngủ kém, tăng mệt nhọc, uể oải, giảm khả năng lao động, hay bị đãng trí, tâm hồn yếu đuối, hay khóc, hay giận dữ, xúc động, xúc cảm ... Cùng với điều đó, ở những bệnh nhân này nổi lên hội chứng suy nhược, ở những người kia lại là tính dễ bị kích thích và dễ nổi khùng. Thường xuất hiện cả những trạng thái ám ảnh các loại: tính toán ám ảnh, hồi ức và nghi ngờ ám ảnh, đau khổ nhất với người bệnh là ám ảnh sợ hãi. Người bệnh ám ảnh sợ đau tim, ám ảnh sợ chết, ám ảnh sợ nơi cao, sợ các phương tiện vận tải chuyển động, sợ đám đông, ám ảnh tăng huyết áp ... trong hoàn cảnh bình thường huyết áp bình thường, khi gặp bác sỹ huyết áp lại tăng vv .. và vv.

  Trong bệnh tăng huyết áp, các trạng thái giống bệnh nhân cách phát sinh thường là do sự tăng cường độc đáo những đặc điểm tính tình trước kia, giống như điều gặp trong giai đoạn đầu của bệnh xơ vữa động mạch mà K. Schneider gọi là “biếm họa lệch lạc về nhân cách”. Người bệnh ngày càng trở nên khó tiếp xúc hơn, dễ có các cơn xúc cảm, không chịu được khi bị người khác phản đối ý kiến, dễ khóc, dễ mủi lòng.

  Triệu chứng giảm khí sắc trong bệnh tăng huyết áp cũng là điều cần đề cập, có trường hợp thì trội lên trạng thái trầm cảm, buồn rầu, ở người khác lại là băn khoăn và lo lắng. Lo âu cũng thường mang tính chất vô duyên cớ xuất hiện đột ngột và đôi khi về đêm. Những nỗi sợ hãi mình bị liệt cũng có thể xuất hiện ở người cao huyết áp. Bệnh nhân có thể có hoang tưởng liên quan đến trạng thái trầm cảm; thường gặp nhất là hoang tưởng nghi bệnh, hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng bị theo dõi, cũng có thể có hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng tự buộc tội; các hoang tưởng có nội dung khác ít gặp hơn.

  Các trạng thái ý thức mù mờ là đặc trưng với bệnh cao huyết áp. Bên cạnh hội chứng chạng vạng ý thức ở các mức độ khác nhau từ ý thức u ám và đến rối loạn nặng nhất là hôn mê (trong cơn đột quỵ); có thể có trạng thái rối loạn ý thức hoàng hôn dạng mộng (mộng thức - onirisme): mù mờ ý thức mê sảng kỳ quái giống mộng; mê sảng và lú lẫn.

  Bệnh tăng huyết áp có thể gây rối loạn trí nhớ với các mức độ khác nhau tùy từng trường hợp, từ đãng trí đến các rối loạn nặng hơn bệnh nhân có thể bị mất trí, mất trí có thể xuất hiện do các cơn đột quỵ (mất trí sau đột quỵ), cũng như khi không có đột quỵ; có khi gặp hội chứng Cocxacôp (Korsakoff) điển hình gồm: quên thuận chiều (mất định hướng, quên tất cả các sự việc và hiện tượng vừa xảy ra), loạn nhớ (nhớ giả hoặc bịa chuyện), các sự việc cũ xưa vẫn nhớ rõ.

Phòng bệnh và điều trị

Muốn ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp, việc loại trừ tất cả mọi nhân tố gây trạng thái căng thẳng xúc cảm có ý nghĩa rất lớn.

Điều chỉnh lại các mối quan hệ, tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý, rèn luyện thể lực, chế độ ăn uống, loại trừ các tình trạng nhiễm độc v.v;

Chế độ ăn nhạt được cho là có ý nghĩa lớn về tình trạng tăng khối lượng tuần hoàn và các bệnh thận mạn tính trước thận, trong thận, sau thận ... để giảm huyết áp.

Tình trạng lạnh đầu có mạch não, kích thích nhu cầu sử dụng máu trong cơ thể cũng được lưu tâm, nên người già cần bảo vệ giữa ấm phần đầu và phần rốn bằng các giải pháp bao bọc rốn và đầu.

Xúc cảm nhất thời như khi cúng bái tổ tiên, xung đột lợi ích trong gia đình, xã hội ... cũng thường xuyên gây tình trạng tăng huyết áp đột xuất tạm thời.

  Điều trị tăng huyết áp cần phải toàn diện như chế độ thuốc men, liệu pháp tâm lý, liệu pháp tiết chế... Khi bệnh tăng huyết áp có triệu chứng loạn thần người ta cần dùng thuốc chống loạn thần ở các mức độ khác nhau cũng tùy theo từng loại rối loạn: dùng thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc bình thần, thuốc chống hoang tưởng...

  Để đề phòng biến chứng nghẽn – tắc mạch gây đột qụy Tây y người ta dùng thuốc chống đông máu (ví dụ Aspirin...). Hiện nay Viện Y học bản địa Việt Nam cho ra đời sản phẩm Yên cung tĩnh tâm đan, có sử dụng chất chiết con vắt xanh, có tác dụng chống đông máu hiệu quả, nguồn gốc từ thiên nhiên; trong đó đặc biệt hai hoạt chất từ con vắt xanh ở rừng núi...có tính an toàn cao cho người sử dụng. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép.

Ngô Quang Trúc

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/t%C4%83ng%20huy%E1%BA%BFt%20%C3%A1p.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/t%C4%83ng%20huy%E1%BA%BFt%20%C3%A1p.png","subHtml":""}]