Với tư cách là Phó Giám đốc Công ty TNHH Y học bản địa Việt Nam kiêm Trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính. Cầm trong tay văn bản ủy quyền toàn bộ của Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty, giao nhiệm vụ cho tôi đến chỉ đạo điều hành công việc của Công ty TNHH Y học bản địa Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang trong thời gian Ông đi công tác.
Đây cũng là lần đầu tôi đến thực thi công việc tại Chi nhánh kể từ khi thành lập, cùng với lái xe và một cán bộ, chúng tôi hành trình từ Thái Nguyên lúc 2h30 đến 10h30 để otô ở Nậm Ty, tăng bo bằng xe ôm lên Tả Phìn Hồ. Cái cảm giác đi lên độ cao 1400 đến 1500 m so với mực nước biển vẫn còn lang thang trong suy nghĩ, công việc mà tôi phải làm ngay, đó là tìm gặp hai đồng chí Phó Giám đốc Chi nhánh để xuất trình văn bản ủy quyền của Chủ tịch, đồng thời xem xét tiếp cận với những công việc phải làm.
Người thứ hai mãi tới hơn 7h tối mới gặp được tại nhà riêng, Anh là Lý Vằn Châu, người địa phương, được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Chi nhánh Công ty. Với tác phong nhanh nhẹn, hồn nhiên, Anh Châu cười rất to: “Nghe nói Anh lên nhưng Mình đi họp vừa về”; công việc trao đổi đã xong, anh em tôi làm mỗi người một chai bia Hà Nội, tạm chia tay gia đình Lý Vằn Châu, trở về Văn phòng Chi nhánh để thưởng thức một đêm ngủ trên độ cao 1500 m.
Anh Lý Vằn Châu - Phó giám đốc Công ty TNHH Y học bản địa Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang
6h30 hôm sau, khi mọi thành viên đang chuẩn bị cho bữa ăn sáng để đi làm như thường lệ. Anh Châu, trong tay một cây bút, một quyển sổ: Phân giao công việc cho từng nhóm công việc, ăn sáng xong, nhóm nào đi theo công việc của nhóm đó và nhịp độ rất sôi động.
Đầu giờ làm việc buổi chiều tôi thấy Lý Vằn Châu vận hành máy ủi san lấp mặt bằng, sáng ngày hôm sau vẫn công việc như sáng hôm qua, khoảng 9h tôi lại thấy Anh Châu lái chiếc xe tải đi chở cát sỏi. Làm công tác tổ chức nên tôi bắt đầu tò mò, quả thật không chỉ những công việc đó mà rất nhiều công việc khác Lý Vằn Châu luôn là một trong những mũi nhọn đi đầu.
Vào thời điểm này đường giao thông chưa được thông tuyến, phải đi bằng xe máy khoảng 5 km đường rừng rất khó khăn và nguy hiểm, cái cần nhất là mua và vận chuyển lương thực, thực phẩm phục vụ sinh hoạt hằng ngày cho cán bộ công nhân viên, các đồng chí phụ nữ không thể đáp ứng được, vậy là cứ ba bốn ngày Lý Vằn Châu lại đi xe máy xuống trung tâm Xã Nậm Ty, khi quay về trên xe là một chú lợn trên dưới một tạ, huy động mấy anh em công nhân mổ thịt để cung cấp thực phẩm cho nhà ăn tập thể.
Điều mà tôi quan tâm, không chỉ công việc thuộc phạm vi Chi nhánh Công ty, mà những việc như: Người Dân địa phương tụ họp đấu tranh đòi hỏi quyền lợi, hay một số thanh niên nam giới uống rượu say gây rối trật tự công cộng, dù có đêm muộn đến mấy cũng là Lý Vằn Châu đứng ra dàn xếp mới ổn thỏa.
Ấn tượng nhất về Lý Vằn Châu đó là một người có sức khỏe đáng nể: Khi chuyển Văn phòng làm việc lên nhà mới, Anh địu trên lưng một két bạc nặng 135 kg, đi bộ đoạn đường khoảng 150m, có độ dốc trên dưới 20%, đặt két bạc xuống bàn, tôi hỏi liệu Anh có thể đi thêm được đoạn đường nữa không, rất tự tin: Vì đến nơi rồi chứ không Tôi có thể đi lên tới bể nước bình thường, tức là đoạn đường khoảng 200m, độ dốc trên 20%.
Được biết Lý Vằn Châu, chưa được đào tạo bởi trường lớp chuyên nghiệp nào mà mới chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Sự năng động, nhiệt tình, thật thà, trung thực, sức khỏe phi thường cùng với sự giúp đỡ không giới hạn của Giám đốc Chi nhánh Công ty, Lý Vằn Châu sớm trở thành “con dao pha trên đất Tả Phìn Hồ”./.
THÀNH ĐẶNG
Doctor SAMAN