Trong bài viết về đối tượng và phương pháp nghiên cứu đã đề cập về nghiên cứu theo mẫu, nhưng mới rất sơ lược. Trong bài này nghiên cứu theo mẫu được đề cập sâu hơn, nhằm giúp các nhà khoa học và nghiên cứu viên (NCV) dễ dàng thực hành trong các nghiên cứu của mình.

Như chúng ta đã biết, lý tưởng nhất là nghiên cứu toàn bộ quần thể, tức là tất cả các đối tượng của quần thể nghiên cứu được xem xét hết, không trừ đối tượng nào. Nếu như vậy thì toàn bộ sai số do chọn mẫu (còn gọi là sai số ngẫu nhiên) không có (vì không nghiên cứu theo mẫu). Kết quả nghiên cứu có độ chính xác cao (tuy nhiên vẫn còn sai số thông tin).

Nhưng, nghiên cứu toàn bộ quần thể có nhược điểm lớn là:

  • Nhiều khi NCV không đủ nguồn lực cho nghiên cứu, nếu quần thể lớn.
  • Chất lượng điều tra có thể hạn chế do số lượng đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) lớn;
  • Nếu nghiên cứu được thực hiện trên số ĐTNC đủ lớn và đại diện thì vẫn ngoại suy được cho quần thể đó [1].

Do vậy, các NCV thường hay nghiên cứu theo mẫu. Một mẫu tốt là mẫu cần có hai điều kiện là: Đại diện và đủ lớn [2]. Để cho mẫu đảm bảo đủ hai điều kiện này, chúng ta đi sâu các vấn đề sau.

1. Một số khái niệm:

1.1.Quần thể nghiên cứu: Là quần thể bao gồm tất cả các ĐTNC mang đặc tính nghiên cứu, mà từ quần thể này mẫu được rút ra.

1.2.Mẫu: Mẫu là một phần của quần thể nghiên cứu, bao gồm một số ĐTNC, được chọn theo một quy luật nhất định và thường là đại diện cho đặc tính nghiên cứu của quần thể nghiên cứu.

1.3. Tham số quần thể: Là chỉ số của một hiện tượng nào đó/ đặc tính nghiên cứu nào đó khi quan sát toàn bộ quần thể. Tham số này có được khi và chỉ khi điều tra toàn bộ quần thể. Thông thường, người ta điều tra một mẫu đại diện và đủ lớn để có được tham số của mẫu, từ đó ước lượng ra tham số của quần thể. Tham số này gồm có: Trung bình quần thể (kí hiệu µ); phương sai (kí hiệu σ2 ); độ lệch chuẩn (kí hiệu σ); tỉ lệ (kí hiệu P)…

2.4.Tham số của mẫu: Là chỉ số của một hiện tượng nào đó/ đặc tính nghiên cứu nào đó khi quan sát trong mẫu rút ra từ quần thể [5]. Tham số này gồm: Trung bình mẫu (kí hiệu \frac{ }{x} );  phương sai mẫu (kí hiệu: s2); độ lệch chuẩn của mẫu (kí hiệu: s); tỉ lệ của mẫu (kí hiệu: p)…

2. Mối quan hệ giữa quần thể và mẫu.

Giả dụ, ta nghiên cứu 5000 sinh viên của Trường X, ta tính được chiều cao trung bình (CCTB) của số sinh viên này là 168 cm (kí hiệu µ = 168). Nếu ta lấy một mẫu ngẫu nhiên và đủ lớn (giả dụ: M1= 400 sinh viên), ta đo CCTB của 400 sinh viên này là: \frac{ }{x1}   = 165 cm. Nếu ta lấy một mẫu khác là M2 = 400, ta lại được CCTB của mẫu này là \frac{ }{x2} = 165,9 cm. Nếu ta lấy một mẫu khác là Mn = 400, ta lại được CCTB của mẫu này là \frac{ }{X}n  = 169 cm… CCTB của các mẫu luôn dao động quanh CCTB của quần thể (µ = 168 cm). Như vậy CCTB của mẫu hiếm khi trùng với CCTB quần thể mà chỉ dao động quanh đó, lúc cao hơn, lúc thấp hơn. Nếu đem cộng các CCTB của tất cả các mẫu rút ra từ quần thể rồi chia trung bình, ta sẽ được CCTB của quần thể là 168 cm. Tức:

µ = \frac{ }{x1} + \frac{ }{x2}  +… \frac{ }{xn} )/n

Sai số chuẩn phản ảnh độ dao động hay biến thiên của các số trung bình mẫu (sample averages) tức chính là : \frac{ }{x1}; \frac{ }{x2}\frac{ }{xn}).

Gọi thông số trung bình của một quần thể là μ (chúng ta không biết giá trị thật của μ). Chúng ta có thể ước lượng gián tiếp μ qua số trung bình của mẫu là \frac{ }{x} và độ lệch chuẩn của mẫu là s. Theo lí thuyết xác suất của phân phối chuẩn (dựa theo độ lệch chuẩn: SD), chúng ta có thể phát biểu rằng:

68% quan sát trong tổng thể/quần thể đó (ở đây là chiều cao: CC) có giá trị từ : \frac{ }{x} - s đến \frac{ }{x} + s;

95% quan sát trong tổng thể/quần thể đó (CC) có giá trị từ \frac{ }{x}  - 1.96*s đến \frac{ }{x} + 1.96*s ;

99% quan sát trong tổng thể/quần thể đó (CC) có giá trị từ \frac{ }{x} - 3*s đến \frac{ }{x} + 3*s.

Nếu gọi theo sai số chuẩn: SE, chúng ta có thể phát biểu rằng:

68% số trung bình từ mẫu có giá trị từ   \frac{ }{x} - SE đến \frac{ }{x}  + SE;

95% số trung bình từ mẫu có giá trị từ \frac{ }{x} - 1.96*SE đến \frac{ }{x}  + 1.96*SE;

99% số trung bình từ mẫu có giá trị từ \frac{ }{x} - 3*SE đến \frac{ }{x}  + 3*SE.

Chú ý quan trọng:

- Độ lệch chuẩn (SD) phản ánh độ biến thiên của các quan sát trong một tổng thể/quần thể.

- Sai số chuẩn (SE) phản ánh độ dao động của các số trung bình mẫu được chọn từ quần thể.

- Sai số chuẩn (SE) không cung cấp thông tin về độ biến thiên của CC trong quần thể mà chỉ mô tả dự dao động của các số trung bình mẫu.

- Sai số chuẩn (SE) thấp hơn độ lệch chuẩn, bởi vì nó chính bằng độ lệch chuẩn chia cho căn bậc 2 của cỡ mẫu [3].

- Kí hiệu khác nhau giữa tham số của mẫu và của quần thể được xem ở bảng số 1.

Bảng 1. Tham số mẫu và tham số của quần thể

Các tiêu thức

Tham số quần thể

Tham số mẫu

Trung bình số học (mean)

µ

\frac{ }{x}

Phương sai (variance)

σ 2

s2

Độ lệch chuẩn (Standard  deviation)

σ

s

Tỉ lệ (Proportion)

P

p

Khác nhau giữa hai giá trị trung bình

(µ1 - µ2)

(\frac{ }{x1} - \frac{ }{x2})

Khác nhau giữa hai tỉ lệ

( P1 –P2)

(p1 –p2)

 

Lỗi chọn mẫu là khó tránh được, nên khi nhiều mẫu có cùng cỡ mẫu được rút ra từ một quần thể nghiên cứu sẽ cho các tham số mẫu khác nhau. Chúng có thể là các giá trị trung bình (\frac{ }{x}) với các biến định lượng hoặc là các tỉ lệ nếu là biến định tính. Tập hợp các tham số mẫu này sẽ cho một phân bố mẫu.

Hình 1 cho thấy, chúng ta không cần suy luận thống kê, tức không dùng trắc nghiệm thống kê để kiểm định số liệu khi thực hiện nghiên cứu:

- Toàn bộ quần thể (vì không có sai số do chọn mẫu, còn gọi là sai số ngẫu nhiên).

- Nghiên cứu theo mẫu không xác suất (vì cũng không có sai số ngẫu nhiên).

Chúng ta chỉ dùng khoảng tin cậy (CI) và các test thống kê (test \chi2, test t…)để kiểm định số liệu/suy luận thống kê khi và chỉ khi nghiên cứu theo mẫu với điều kiện cỡ mẫu đủ lớn và chọn mẫu ngẫu nhiên mà thôi. Nhờ vậy ta có thể ước lượng được các tham số của quần thể (cái mà chúng ta không biết được) thông qua các tham số của mẫu (cái mà chúng ta biết được từ mẫu) [4, 5].

Hình 1. Quan hệ giữa tham số của mẫu và của quần thể

3. Phân bố của các tham số mẫu.

Quay lại với ví dụ 5000 sinh viên của Trường X, ta có kết quả theo bảng 2:

Bảng 2. Kết quả điều tra chiều cao của sinh viên Trường X

 

Mẫu thứ:

Chiều cao trung bình mẫu: \frac{ }{x}  

(cm)

1

165,0

2

165,9

k

169,0

n

165,1

Toàn bộ quần thể (5000 sinh viên)

µ = ( \frac{ }{x1}   +   \frac{ }{x2}   +… + \frac{ }{xk}   +…+ \frac{ }{xn})/n = 168

Nếu biểu diễn các giá trị CCTB của bảng 2 trên biểu đồ số 1, ta thấy chúng có dạng hình sin, cân đối hai bên, đó là dạng phân bố chuẩn (Biểu đồ 1, hình A). Nếu chúng có phân bố không cân đối, tức đỉnh của nó lệch sang một bên, hay có hai đỉnh…thì gọi là phân bố không chuẩn (Biểu đồ 1, hình B, C và D).

Biểu đồ 1. Các kiểu phân bố số liệu.

3. Các loại mẫu hay gặp

3.1. Mẫu ngẫu nhiên đơn (MNNĐ)

3.1.1. Định nghĩa: MNNĐ là mẫu mà mọi ĐTNC trong quần thể đều có cùng một cơ hội (tức có cùng xác suất) được chọn vào mẫu. Ví dụ, với 5000 sinh viên của Trường X, ta chọn ngẫu nhiên 500 sinh viên để nghiên cứu chiều cao. Như vậy, mỗi sinh viên đều có cùng xác suất là 5000/500 = 10(%) vào mẫu.

3.1.2. Điều kiện cho dùng MNNĐ: Đặc tính nghiên cứu phải phân bố đồng đều trong quần thể nghiên cứu cả về không gian hay thời gian và các yếu tố khác. Nếu phân bố không đồng đều theo một yếu tố nào đó (không gian, thời gian, tuổi, giới, nghề nghiệp…) thì dùng mẫu này không tốt. Ví dụ, nghiên cứu chiều cao của thanh niên 18-25 tuổi của huyện M, nhưng đa số thanh niên có chiều cao >1,7 mét lại tập trung vào 3 xã nào đó trong 15 xã của huyện M thì ta dùng MNNĐ là không tốt. Không dùng MNNĐ khi đặc tính nghiên cứu phân bố tuần hoàn theo một chu kì nào đó hay phân bố không đồng đều trong quần thể nghiên cứu cả về không gian và thời gian và các yếu tố khác.

3.1.3.Cách tiến hành/ phương pháp chọn mẫu:

          -Lập khung mẫu hay danh sách cá thể/ các ĐTNC;

          -Dùng phương pháp chọn ngẫu nhiên như tung đồng xu, bốc thăm, bảng số ngẫu nhiên, máy tính…để chọn các ĐTNC vào mẫu. Chọn cho đến khi đủ cỡ mẫu.

3.1.4. Ưu và nhược điểm:

          -Ưu điểm lớn: MNNĐ là đơn giản, đảm bảo tính ngẫu nhiên và tính đại diện cao; có thể lồng kĩ thuật chọn MNNĐ vào các kĩ thuật chọn mẫu khác.

          -Nhược điểm: Đòi hỏi có danh sách các ĐTNC nhưng nhiều khi không có. Mặt khác, các cá thể/ ĐTNC nằm tản mác, rải rác trong quần thể nên mất khá nhiều thời gian đi tìm và thu thập số liệu.

3.2. Mẫu hệ thống (MHT)

3.2.1.Định nghĩa: Là mẫu mà mỗi cá thể/ ĐTNC được chọn cách nhau một khoảng nhất định và như nhau, bắt đầu bằng một cá thể được chọn ngẫu nhiên hay không. Nếu cá thể ban đầu này được chọn ngẫu nhiên thì gọi là mẫu ngẫu nhiên hệ thống (MNNHT).

3.2.2. Điều kiện cho dùng MNNHT: Khi đặc tính nghiên cứu phân bố đồng đều trong quần thể hay phân bố theo một chu kì nào đó. Nếu đặc tính nghiên cứu phân bố theo cụm hay tầng, cụm/tầng nhiều, cụm/tầng ít thì không nên dùng MNNHT.

3.2.3. Cách tiến hành:

          -Lập khung mẫu hay danh sách cá thể/ các ĐTNC;

          -Tính khoảng cách mẫu k: 

- Cá thể/ ĐTNC đầu tiên được được chọn ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên, cá thể/ĐTNC thứ hai sẽ là số của cá thể/ ĐTNC đầu tiên + k. Cá thể/ĐTNC thứ ba sẽ là số của cá thể/ ĐTNC đầu tiên + 2k. Cá thể/ĐTNC thứ n sẽ là số của cá thể/ ĐTNC đầu tiên + (n-1).k… Cứ thế chọn tới khi đủ cỡ mẫu. Chú ý: Số của cá thể/ĐTNC đầu tiên được chọn luôn nhỏ hơn giá trị k.

(Còn nữa, xin xem tiếp kì sau!)

Tài liệu tham khảo

  1. Trung tâm Dịch tễ học lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội (1997) Áp dụng dịch tễ học, dịch tễ học lâm sàng trong nghiên cứu Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, trang 3.
  2. J.H.Abramson, Survey method in community medicine, Fourth edition, Churchill Livingstone, page 79.
  3. Vietlod- Chuyên đề Kinh tế lượng ứng dụng trong NCKH, https://www.vietlod.com/phan-biet-do-lech-chuan-va-sai-so-chuan/2, cập nhật 11/12/2019.
  4. Trương Việt Dũng, Dương Đình Thiện, Nguyễn Trần Hiển và cs (2011) “Một số bất cập khi ứng dụng thống kê và tin học trong nghiên cứu Y học”, Y học dự phòng, Y tế công cộng-Thực trạng và định hướng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, trang 190.
  5. Lưu Ngọc Hoạt (2017) “Quần thể và mẫu nghiên cứu”, Thống kê sinh học và nghiên cứu khoa học Y học, Nhà xuất bản Y học, trang 105, 108.

Doctor SAMAN
Vũ Khắc Lương
Phó giáo sư, Tiến sĩ Y học, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Hà Nội

[{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx1%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx1%7D","subHtml":"\\frac{ }{x1}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx2%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx2%7D","subHtml":"\\frac{ }{x2}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7BX%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7BX%7D","subHtml":"\\frac{ }{X}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx1%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx1%7D","subHtml":"\\frac{ }{x1}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx2%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx2%7D","subHtml":"\\frac{ }{x2}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bxn%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bxn%7D","subHtml":"\\frac{ }{xn}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx1%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx1%7D","subHtml":"\\frac{ }{x1}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx2%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx2%7D","subHtml":"\\frac{ }{x2}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bxn%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bxn%7D","subHtml":"\\frac{ }{xn}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx1%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx1%7D","subHtml":"\\frac{ }{x1}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx2%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx2%7D","subHtml":"\\frac{ }{x2}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cchi","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cchi","subHtml":"\\chi"},{"src":"\/resources\/upload\/images\/12.2019\/hinh-1-quan-he-giua-tham-so-cua-mau-va-cua-quan-the.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/12.2019\/hinh-1-quan-he-giua-tham-so-cua-mau-va-cua-quan-the.jpg","subHtml":""},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx%7D","subHtml":"\\frac{ }{x}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx1%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx1%7D","subHtml":"\\frac{ }{x1}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx2%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bx2%7D","subHtml":"\\frac{ }{x2}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bxk%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bxk%7D","subHtml":"\\frac{ }{xk}"},{"src":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bxn%7D","thumb":"https:\/\/latex.codecogs.com\/gif.latex?%5Cinline%20%5Cfrac%7B%20%7D%7Bxn%7D","subHtml":"\\frac{ }{xn}"},{"src":"\/resources\/upload\/images\/12.2019\/bieu-do-1-cac-kieu-phan-bo-so-lieu.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/12.2019\/bieu-do-1-cac-kieu-phan-bo-so-lieu.png","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/12.2019\/2019-12-16_085151.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/12.2019\/2019-12-16_085151.jpg","subHtml":""}]