Trong một bài viết gần đây, chúng tôi đề cập tới việc muốn có sức khỏe tốt cần khắc phục thói quen sợ mỡ lợn trong thức ăn. Trong bài viết này, điều chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn là làm thế nào tránh được nguy cơ xơ vữa động mạch có liên quan tới dư thừa mỡ máu nói chung và cholesterol nói riêng.
Động mạch là gì và vai trò của nó với sức khỏe, tuổi thọ con người.
Động mạch là hệ thống mạch quản đưa máu từ tâm thất đến tất cả các cơ quan bộ phận và toàn bộ cơ thể. Để hoàn thành chức năng ấy, động mạch có cấu tạo rất đặc biệt thể hiện ở mặt cắt ngang của nó có 3 lớp áo: (1) Lớp áo ngoài dai và chắc, có chức năng như vỏ bọc; (2) Lớp áo giữa gồm các sợi cơ trơn và sợi chun có khả năng đàn hồi và co nhỏ, giúp động mạch có thể giãn ra để nhận máu khi tim co bóp và co lại để đẩy tiếp máu đi trong lòng mạch khi tim nghỉ và; (3) Lớp áo trong còn gọi là lớp nội mạc, có bề mặt trơn nhẵn để giảm đến mức thấp nhất ma sát của dòng máu chảy, chống nguy cơ tập kết tiểu cầu có thể dẫn tới hình thành cục máu đông. Trên đường tới các cơ quan, động mạch chia nhánh nhỏ dần, tới mức tạo ra hệ mao mạch với kích thước tính bằng micromét. Giữa các nhánh động mạch thường có cầu nối ngang để cấp bù máu cho các phần phía sau, nếu chẳng may có một nhánh động mạch nào đó bị đứt. Riêng hệ mạch vành và hệ thống động mạch nền não không có đặc điểm này nên khi gặp huyết khối dễ xảy ra hiện tượng nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não.
Trong điều kiện giả định máu trong động mạch luôn ổn định các đặc tính lý hóa học, phối hợp cùng quả tim luôn khỏe mạnh thì động mạch luôn thông thoáng, các hoạt động chức năng của hệ động mạch luôn ổn định và chúng ta giữ được một trí tuệ minh mẫn, một sức khỏe dồi dào và đương nhiên ta sẽ có một tuổi thọ cao.
Tuy nhiên, không giống như một bộ máy cơ học, nếu không sử dụng thì chúng cũng luôn tự hao mòn khi không được bảo dưỡng, bảo vệ. Các bộ máy sinh học nói chung, hệ thống tuần hoàn tim mạch nói riêng, tuổi thọ của nó phụ thuộc vào di truyền và nhiều yếu tố khác. Đặc biệt nhất, sự bền vững của hệ mạch quản phụ thuộc vào chính đối tượng mà nó vận chuyển, đó là dòng máu. Chúng ta biết rằng, các chất dinh dưỡng con người ăn vào hàng ngày cũng như các sản phẩm đào thải của hoạt động tế bào, đều mượn đường máu mà đi. Vì thế, sự ổn định về cấu tạo của động mạch là điều kiện đảm bảo cho dòng máu lưu thông thuận lợi trong hệ mạch, cung cấp đủ nhu cầu o xy, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng như vận chuyển hết các chất cặn bã trong hoạt động tế bào ra ngoài qua hoạt động bài tiết ở đường tiêu hóa, gan, phổi, thận, tuyến mồ hôi.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái của hệ mạch quản thể hiện ở tình trạng xơ vữa động mạch hình thành do tổn thương các tế bào nội mạc, làm cho các tế bào đó mất chức năng bảo vệ thành mạch. Tổn thương này có thể do ảnh hưởng của dòng máu có áp lực cao tác động liên tục trong bệnh tăng huyết áp, do ảnh hưởng của thuốc lá, một số thuốc và hóa chất, thức ăn, nhiễm khuẩn và virut, các yếu tố miễn dịch…, trong đó sự thay đổi thành phần mỡ máu được coi là một nguyên nhân chính.
Mỡ máu là gì?
Mỡ máu là khái niệm để chỉ sự có mặt của nhóm chất béo trong máu bao gồm: mỡ trung tính hay triglyceride, các a xit béo tự do, phospholipide và cholesterol. Những thành phần chất béo này có 2 nguồn gốc: (1) Nguồn gốc nội sinh: tạo ra trong cơ thể thông qua quá trình chuyển hóa nội tại ở tế bào; (2) Nguồn gốc ngoại sinh: từ dầu/mỡ và thức ăn động vật khác mà hàng ngày ta thu nạp vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Chỉ rõ nguồn gốc của mỡ trong máu như trên để chúng ta hiểu rằng, nếu một chế độ ăn có ít hay hoàn toàn không có chất béo thì mỡ máu hầu hết sẽ chỉ có nguồn gốc nội sinh vì nó tạo ra được trong các phản ứng chuyển hóa trung gian của tinh bột và protein trong tế bào. Tuy nhiên, cơ thể dễ bị rối loạn trao đổi chất do thiếu các vi ta min A,D,E. Do những vitamin này phải hoà tan trong mỡ thức ăn mới được cơ thể hấp thu.
Cholesterol – thủ phạm chính gây tình trạng xơ vữa động mạch.
Trong cơ thể chúng ta cholesterol có 2 nguồn cung cấp: Nguồn nội sinh chiếm 70 -80% là do các quá trình sinh tổng hợp diễn ra chủ yếu ở gan, ruột, ngoài ra còn được tổng hợp ở thượng thận, tinh hoàn, buồng trứng, da và hệ thần kinh. Nguồn cholesterol ngoại sinh với 20 -30% còn lại được cung cấp từ mỡ và thức ăn động vật. Nguồn này được hấp thu từ đường tiêu hóa theo máu về gan trước khi vận chuyển tới những nơi khác.
Tự thân, cholesterol là một rượu mạch vòng tan trong mỡ, nó là tiền chất tổng hợp các hormone steroide miền vỏ tuyến thượng thận, tiền chất của hormone sinh dục và vitamin D3. Cholesterol khi thoái hóa trong gan tạo ra a xit mật, muối mật giúp ích cho tiêu hóa và hấp thu mỡ ở ruột. Đặc biệt, cholesterol tham gia cấu trúc màng tế bào động vật, giữ độ mềm dẻo, linh hoạt và nhiều đặc tính sinh học quan trọng khác. Khi thoái hóa ở gan, cholesterol còn giải phóng năng lượng cung cấp cho cơ thể.
Với những vai trò lớn như vậy mà tại sao cholesterol lại bị coi là thủ phạm chính gây trình trạng xơ vữa động mạch?
Cholesterol gây hại chủ yếu khi sự dư thừa xảy ra. Khi đó, nó dễ chuyển thành dạng steride gây mảng bám, nhất là ở thành mạch quản, có thể gây tắc mạch. Sự dư thừa xảy ra ở những cơ thể còn trẻ nhưng tiếp nhận quá nhiều cholesterol ngoại sinh qua thức ăn và lười vận động. Ở những người có tuổi, sự dư thừa xảy ra khi nhu cầu cholesterol làm tiền chất tổng hợp hormone, vitamin giảm đi nhưng duy trì lối sống ít vận động và ăn không cân đối dầu/mỡ cũng như thức ăn chứa nhiều cholesterol.
Chỉ khi những kết quả nghiên cứu sâu về biến dưỡng cholesterol trong cơ thể mà giới khoa học đã dành tới 2 giải thưởng Nobel về Y học để trao tặng cho các nhà khảo cứu về cholesterol, một lần vào năm 1964 và một lần năm 1985 thì người ta mới cắt nghĩa được rõ ràng vai trò thủ phạm gây xơ vữa động mạch của nó.
Té ra, vì “trời” sinh ra cholesterol nhưng lại không cho nó khả năng tan trong nước mà “bắt” nó phải tan trong mỡ. Thế là, sự di chuyển của cholesterol trong dòng máu (vốn có tới gần 90% là nước) tới mọi chỗ của cơ thể không thể là qua trình tự vi hành mà cần phải có những loại “xe chuyên dụng” để đưa nó tới những địa điểm đã xác định. Nói khác đi, cholesterol phải gắn với những phân tử chất vận chuyển trong máu, đó là loại chất đạm có tên gọi chung là lipoprotein. Nhóm chất vận chuyển này có cấu trúc khác nhau và chở cholesterol đi theo cung đường xác định trước. Tùy loại lipoprotein vận chuyển mà cholesterol gây ra các hiệu ứng sinh lý khác nhau. Nhóm lipoprotein vận chuyển này đã được Shen (1977) mô tả: phân tử lipoprotein gồm apoprotein và phospholipid chiếm phần vỏ bên ngoài, phần trung tâm gồm triglycerid và cholesterol este, giữa 2 phần là cholesterol tự do. Phần vỏ có chiều dày khoảng 1 nm, phân cực và đảm bảo tính hoà tan của phân tử lipoprotein trong huyết tương. Nhờ cấu trúc ấy mà cholesterol tự do không tan trong nước được vận chuyển đi trong máu. Các apoprotein khác nhau do cấu trúc của chuỗi peptid quyết định, ít nhất đã có 9 loại apoprotein khác nhau được tìm thấy trong các lipoprotein huyết tương người.
Mô hình cấu trúc phân tử lipoprotein
Người ta tách những lipoprotein này làm 3 nhóm: (1) Nhóm có tỷ trọng thấp hay còn gọi là “Low Density Lipoprotein" viết tắt là LDL. Người khỏe mạnh bình thường, có ít LDL trong máu. Người có nhiều LDL hay bị cholesterol cùng với tiểu cầu (là một thứ huyết cầu) đóng thành mảng bên trong thành động mạch, có thể làm nghẹt mạch máu, thí dụ nghẹt động mạch vành nuôi tim sinh đứng tim, nghẹt mạch máu nuôi của một phần của óc, sinh tai biến nhồi máu não. Mảng bám tích tụ làm hẹp động mạch cung cấp máu cho chân, có thể gây thuyên tắc động mạch ngoại biên, gây tình trạng hoại tử chân. Mảng bám tích tụ làm cho động mạch bị xơ cứng, giảm tính đàn hồi và dễ dàng vỡ ra trong tình trạng huyết áp cao, hay gặp ở tai biến mạch máu não.Vì lẽ đó, người ta gọi nguồn cholesterol được vận chuyển bởi LDL là "cholesterol xấu" hay LDL- cholesterol. LDL trong máu tăng lên là do ăn nhiều mỡ có nhiều a xit béo bão hòa hay ăn nhiều nội tạng động vật và và ít tập luyện thể lực. Cũng có phần nào là do huyết thống, di truyền. Do đó, nguyên tắc điều trị đầu tiên đối với một người có lượng cholesterol cao là không sử dụng mỡ động vật; (2) Nhóm có tỷ trọng rất thấp gọi là “Very Low Density Lipoprotein”, tên viết tắt là VLDL. Nhóm này thường là mang triglyceride nhiều hơn là cholesterol. Trước kia người ta không rõ vai trò của triglyceride, nhưng ngày nay thì thấy rằng nhiều triglyceride cũng là một rủi ro sinh bệnh tim mạch. Như vậy, VLDL cũng là một thứ cholesterol xấu. (3) Nhóm có tỷ trọng cao gọi là “High Density Lipoprotein”, tên viết tắt là HDL. Nhóm này có khả năng lấy bớt cholesterol từ các mảng bám ở thành mạch máu để mang về gan hủy đi. Cho nên người có nhiều HDL thì giảm dược nguy cơ nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. Nếu HDL ít quá, thì rủi ro tim mạch và tai biến mạch máu não nhiều lên.Vì vậy, người ta gọi nguồn cholesterol được vận chuyển bởi HDL là "cholesterol tốt." hay HDL –cholesterol. HDL trong máu thấp, có thể là do di truyền, nhưng nếu tập luyện thể lực thường xuyên, thì HDL cũng sẽ tăng cao.
HDL – cholesterol và LDL – cholesterol là 2 trong 4 chỉ số cần quan tâm khi xét nghiệm mỡ máu, bao gồm cả cholesterol toàn phần và triglyceride. Trong đó các thành phần dư thừa sẽ gây hại là cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol và triglyceride, chỉ có một thành phần có lợi, có tác dụng bảo vệ là HDL – cholesterol. Nếu thành phần gây hại cao và thành phần bảo vệ thấp thì gọi là tình trạng rối loạn mỡ máu và việc điều trị là không nên chậm trễ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể đến với bạn bất kỳ lúc nào.
Cơ hội cho bệnh nhân nhiễm mỡ máu cao và xơ vữa động mạch
Vì cholesterol là thủ phạm chính gây tình trạng xơ vữa động mạch nên nhiều khi người ta quan niệm mỡ máu cao chính là tình trạng cholesterol máu cao.
Để khắc phục điều này người ta nghiên cứu giảm cholesterol theo các hướng:
1/. Sử dụng những thuốc tây có tác dụng kìm hãm sự sản xuất cholesterol của gan, thúc đẩy sự gắn kết các cholesterol vào các tế bào, kéo cholesterol vào gan để tiêu huỷ đi. Nhờ đó, làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong máu, giảm cholesterol xấu và triglycerid trong máu, làm tăng tỷ lệ cholesterol tốt. Có loại thuốc làm giảm thiểu sự hấp thu các chất béo được đưa vào cơ thể để giảm đưa vào nguồn chất béo ngoại sinh.
2/. Giảm mỡ động vật trong chế độ ăn uống: chỉ duy trì tỷ lệ 20 -30% nhu cầu năng lượng của cơ thể có nguồn gốc dầu/mỡ; Thay đổi tỷ lệ dầu/mỡ theo tuổi phát triển: trẻ em 30/70; người trưởng thành 50/50 và người cao tuổi 70/30. Hạn chế ăn các sản phẩm động vật chứa nhiều cholesterol như nội tạng, trứng, thịt đỏ.
3/. Tốt nhất là đồng thời sử dụng các sản phẩm đông dược có tác dụng làm giảm mỡ máu, quét cholesterol khỏi lòng mạch mà nói vui ta gọi là “uống thuốc thông cống” hoặc sản phẩm phòng ngừa sự hình thành cục máu đông trong tim, não.
Trong những năm qua, Viện Y học bản địa Việt Nam, đơn vị có thế mạnh nghiên cứu nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc 100% dược liệu trong nước, góp phần phục vụ nhu cầu của hàng triệu người bệnh khắp cả nước. Theo hướng phòng ngừa và khắc phục những hệ quả xấu của chứng cao mỡ máu, Viện đã tổng kết, đánh giá, đưa ra ứng dụng kết quả nghiên cứu một số đề tài thông qua hoạt động sản xuất và kinh doanh của các công ty. Sản phẩm nổi bật là “SẠCH LÒNG MẠCH” đang được phân phối tại Phòng khám Nội –Tâm thần kinh, giấy phép 243/SYT-GPHĐ (số điện thoại: 0913 618 359) và sản phẩm “CUNG NGƯU HOÀN” do Công ty CP phát triển và đầu tư thương mại Thiên Phú phân phối (số điện thoại: 0435 409 266)./.
PGS.TS Hoàng Toàn Thắng
Viện trưởng Viện Y học bản địa Việt Nam
Doctor SAMAN