Một số chú ý trong chuẩn đoán và điều trị đột quỵ

Đột quỵ vẫn luôn là vấn đề thời sự do tỷ lệ mắc cao và xu hướng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc bệt ở người cao tuổi (ở người trên 65 tuổi với tỷ lệ mắc khoảng 1%), tỷ lệ tử vong do đột quỵ đứng hàng thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư, một số người may mắn không tử vong nhưng thường lại để lại di chứng nặng nề về thần kinh và tâm thần (liệt nửa người, méo miệng, rối loạn trí nhớ, sa sút trí tuệ...), trở thành người tàn tật, gánh nặng cho gia đình và xã hội (cả về vật chất và tinh thần)

Tỷ lệ tàn tật của đột quỵ chiếm hàng đầu trong các bệnh về thần kinh. Vì cơ thể con người là một khối thống nhất (một cơ quan bị bệnh có thể kéo theo nhiều cơ quan khác bị bệnh theo), nên đột quỵ liên quan đến rất nhiều bệnh trong cơ thể như: Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch...), rối loạn chuyển hóa (mỡ máu tăng cao, tiểu đường...); có thể sẽ tạo nên vòng xoắn bệnh lý nếu xử trí bệnh không tốt.

Trong quá trình chẩn đoán và điều trị, chúng ta cần chú ý một số điểm dưới đây, vì rất dễ nhầm lẫn và có thể bỏ qua. Nhân bài viết này, chúng tôi cũng muốn được giới thiệu một số sản phẩm của Viện y học bản địa Việt Nam vì có thể thay thuốc Tây y trong quá trình dự phòng và xử trí đột quỵ, với mong muốn của chúng tôi là phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân và cho cộng đồng. Một nguyên tắc của chúng tôi trong nghiên cứu khoa học các sản phẩm này là: Trung thực, hiệu quả và dựa vào khoa học bằng chứng: Ví dụ: Nếu bệnh nhân dùng sản phẩm Saloma Saman hạ mỡ máu phải có quá trình nghiên cứu và nghiệm thu khoa học theo quy trình, bài bản, có xét nghiệm mỡ máu trước và sau điều trị, định kỳ thời gian khám lại để đánh giá hiệu quả bền vững...

1. Chú ý: Đầu tiên là trước một trường hợp bị đột quỵ thày thuốc cần phân biệt đột quỵ do xuất huyết não hay nhồi máu não.

Chẩn đoán phân biệt hai thể này là rất quan trọng, vì 2 loại này điều trị ngay từ đầu cũng rất khác nhau. Trong giai đoạn đầu và quá trình tiến triển của đột quỵ sau này của đột quỵ, nếu chúng ta không chú ý, không khám tỷ mỉ để phát hiện triệu chứng thì có thể chẩn đoán nhầm. Nhất là hai thể bệnh này trong diễn biến bệnh lý, có thể chuyển thể bệnh lẫn nhau (Ví dụ: nhồi huyết não có thể dẫn xuất huyết não).

 2. Chú ý: Thăm dò tình trạng mạch máu

 Thăm dò chẩn đoán tình trạng mạch và điều trị đột quỵ cần tập trung vào tổn thương mạch máu, không nên dựa theo tiến triển các triệu chứng thần kinh. Thực tế là, căn nguyên mạch máu của cơn thiếu máu cục bộ thoảng qua, các khiếm khuyết thần kinh có thể phục hồi được, đột quỵ tiến triển và đột quỵ đã hình thành thường tương tự nhau. Trong thực tế lâm sàng có khoảng 10% trường hợp có cơn thiếu máu thoáng qua có nguy cơ bị đột quỵ trong vòng 90 ngày sau đó. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua đã bị tổn thương não thể hiện bằng các ổ nhồi máu nhỏ trên hình ảnh học.

3. Chú ý: Các trường hợp bị đột quỵ khi thức dậy vì thời gian chúng ta “ước tính” cho thời gian của thời kỳ khởi phát bệnh chỉ là phỏng chừng, thường thấp hơn thời gian thực tế của bệnh nhân.

 Về cấu trúc giải phẫu của não thì chính não không có cảm giác khi nó bị tổn thương. Vì vậy, phần lớn bệnh nhân bị đột quỵ khi đang ngủ và khi thức dậy đã thấy bị khiếm khuyết về thần kinh (liệt, rối loạn cảm giác, méo miệng...). Trong trường hợp này, thời gian khởi phát triệu chứng không rõ ràng. Hầu hết các bệnh nhân này thường không đủ tiêu chuẩn để điều trị tiêu huyết khối. Nên nếu phải áp dụng phương pháp này, thày thuốc phải cân nhắc mặt lợi/ hại và dùng cộng hưởng từ não để chẩn đoán thêm mức độ tổn thương trước khi quyết định.

4. Chú ý: Các trường hợp đột quỵ có tăng huyết áp

Vì trong đột quỵ não có thể rối loạn khả năng tự điều chỉnh, vì vậy nếu chúng ta hạ huyết áp quá thấp khiến cho ổ nhồi máu lan rộng là bệnh nặng lên. Không điều trị tăng huyết áp trong giai đoạn cấp tính của đột quỵ, trừ con số huyết áp quá cao (> 220/120 mmHg). Nên kiểm soát huyết áp ở mức 140/90 mmHg; cũng cần chú ý các trường hợp cao huyết áp bất định (huyết áp lúc cao, lúc thấp).

5. Chú ý: Không nên lạm dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh ở bệnh nhân hẹp động mạch cảnh không có triệu chứng

 Qua các nghiên cứu người ta thấy phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh được chứng minh có giá trị đối với hẹp động mạch cảnh có triệu chứng. Đối với các bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh > 60% song không có triệu chứng, việc dùng phẫu thuật không mang lại lợi ích nhiều lắm. Ở các bệnh nhân hẹp động mạch cảnh không có triệu chứng, phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh chỉ được chỉ định nếu nguy cơ tai biến do phẫu thuật thấp. Sản phẩm Saloma Saman sử dụng hiệu quả mà không cần phẫu thuật, quá trình điều trị chúng tôi đã điều trị thành công cho các ca như vậy.

6. Chú ý: Đánh giá đúng mức tình trạng tim mạch

Một số nghiên cứu công bố: Nhồi máu cơ tim thầm lặng và loạn nhịp tim là các biến chứng thường gặp của đột quỵ. Nhồi máu cơ tim xảy ra tới 20% các trường hợp bị đột quỵ cấp tính và là nguyên nhân gây tử vong thường gặp sau đột quỵ từ 1 – 4 tuần. Trong quá trình điều trị chúng ta cần theo dõi tim mạch chặt chẽ (làm điện tim, siêu âm tim mạch). Cardorido Saman của chúng tôi có thể áp dụng trong ngăn ngừa bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim.

7. Chú ý: Cần tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng để mọi người biết về các triệu chứng thường gặp của đột quỵ

Người ta thấy có trên 90% bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não giai đoạn đầu không được điều trị tiêu huyết khối, chủ yếu do đến bệnh viện muộn (quá thời gian vàng hay thời gian cửa sổ) do nhiều bệnh nhân không biết được các triệu chứng cơ bản của đột quỵ. Đột quỵ giai đoạn đầu nếu được điều trị sớm bằng tiêu huyết khối sẽ cho kết quả điều trị cao. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch...không được biết các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ, đa số các bệnh này thường diễn biến từ từ, thầm lặng nên bệnh nhân dễ chủ quan. Khi bệnh nhân bị đột quỵ đến thày thuốc muộn, điều trị thường khó khăn hơn, hiệu quả không cao, nên dễ bị di chứng.

8. Chú ý: Không tìm kiếm các nguyên nhân khác ngoài tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ xuất hiện đột ngột do thiếu máu cục bộ

Người ta thấy có đến trên 25% trường hợp đột quỵ do nhồi huyết não do rung nhĩ còn có các nguyên nhân khác không phải do tắc mạch nguồn gốc từ tim mà còn có thể tắc mạch ở nơi khác như từ mảng xơ vữa từ quai động mạch chủ...

9. Chú ý: Cần chỉ định điều trị bằng thuốc chống ngưng kết tiểu cầu suốt đời; với các bệnh nhân đột quỵ nhồi máu ở động mạch lớn.

Các nghiên cứu kết luận điều trị dài hạn bằng thuốc chống ngưng kết tiểu cầu làm giảm tới 20% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở các bệnh nhân trước đó đã bị đột quỵ thiếu máu não cục bộ do huyết khối mảng vữa xơ động mạch lớn, nhưng nhiều bệnh nhân có chỉ định này đã không được dùng thuốc chống kết hợp tiểu cầu. Các thuốc chống kết hợp tiểu cầu như Aspirin, Clopidogrel, Dipyridamol...Các thuốc này dùng lâu ngày tất nhiên có nhiều tác dụng không mong muốn và có một số chống chỉ định. Một số sản phẩm của viện y học bản địa Việt Nam có thể khắc phục được các nhược điểm điểm này (như An cung tĩnh tâm đan).

10. Chú ý: Sử dụng kết hợp Clopidogrel và Aspirin cho các bệnh nhân không có chỉ định tim mạch

Người ta thấy mặc dù kết hợp Clopidogrel và Aspirin đã cho có hiệu quả trong dự phòng tắc Stent, nhồi máu cơ tim tái phát và tử vong ở các bệnh nhân mắc bệnh mạch vành. Song sự điều trị kết hợp này không thấy có hiệu quả ở quần thể bệnh nhân đột quỵ có nguy cơ cao. Nên người ta khuyên nên tránh sử dụng thường quy điều trị kết hợp Clopidogrel và Aspirin để dự phòng, trong quá trình sử dụng sẽ gặp những tác dụng không mong muốn (như độc gan, thận, đau dạ dày..). Song các sản phẩm của Viện y học bản địa Việt Nam cũng có thể dùng trong các trường hợp này đặc biệt là Cardorido, Saloma Saman, An cung tĩnh tâm đan... chúng tôi sử dụng cho kết quả khả quan, đặc biệt ít xảy ra các các biến chứng ngoại ý muốn.

11. Chú ý: Cần phải tiến hành các biện pháp để dự phòng các biến chứng sớm sau đột quỵ

Sau khi bị đột quỵ, bệnh nhân có thể có các biến chứng như liệt nửa người, loét ở những vùng tỳ đè mặt giường như vùng xương cùng cụt, vai, gáy, gót chân...Ngoài nhồi máu cơ tim cấp và loạn nhịp tim, các bệnh nhân đột quỵ còn có nguy cơ cao bị các biến chứng do phải nằm tại giường và bất động dài ngày (huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi), bị stress và trầm cảm, đau dạ dày v.v. Nên ngay từ đầu, chúng ta phải tiến hành các biện pháp dự phòng để làm giảm các biến chứng có thể xảy ra như: Vận động sớm, vật lý trị liệu, bài tập ho và thở sâu, dùng thuốc chống đông Heparin. Các sản phẩm của Viện y học bản địa Việt Nam cũng có thể thay thế cho việc dùng Heparin trong các trường hợp này (An cung tâm tĩnh đan để tan sợi huyết), chống trầm cảm (Thất niên Saman), hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày trong loét dạ dày – tá tràng (Gastinat Saman).

12. Chú ý: Chỉ định và dùng liều thuốc ức chế HMG C0 – AReductase (Statin) thích hợp

Statin là thuốc giảm mỡ máu do cơ chế ức chế Enzym sản xuất ra Cholesterol là HMG C0 A Reductase, các nghiên cứu cho thấy Statin làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ tới 15 -35% ở những bệnh nhân có tăng nồng độ LDL Cholesterol. Sản phẩm Saloma Saman của Viện y học bản địa Việt Nam qua nhiều năm nghiên cứu và sử dụng cho bệnh nhân bị xơ vữa mạch của chúng tôi có thể thay cho dùng Statin này, có thể khắc phục được những tác dụng ngoại ý và chống chỉ định của Statin (như tiểu đường, người cao tuổi, suy thận...).

Ngô Quang Trúc

Tiến sỹ chuyên ngành Thần kinh học

Tài liệu tham khảo :

Cẩm nang xử trí tai biến mạch máu não; TS y khoa Adrian J. Goldszmidt và TS y khoa Louis R. Caplan; dịch bởi PGS.TS Nguyễn Đạt Anh; hiệu đính GS.TS Lê Đức Hinh, chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam. Nhà xuất bản y học, Hà Nội -2012.

[]