Đau nửa đầu là một hội chứng có thể xác định nguyên nhân và không xác định được nguyên nhân. Biểu hiện là đau nửa đầu, xuất hiện đột ngột thành cơn gặp nhiều ở người trẻ tuổi và tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Chứng bệnh này khó khỏi, dễ tái phát, để diễn biến lâu dài dễ dẫn đến hậu quả suy giảm trí nhớ, trầm cảm...

đau nửa đầu

Một số nguyên nhân gây đau nửa đầu: khi nồng độ serotonin giảm trong não sẽ dẫn đến rối loạn vận mạch máu não đột ngột gây ra cơn đau nửa đầu; vì một lý do nào đó một số tế bào thần kinh ngoại vi hoặc trung ương bị kích thích cơ thể phản ứng bằng cách giải phóng một số chất gây rối loạn vận mạch máu như serotonin, acid arachidonic, bradykinin I, II... những chất này kích hoạt rối loạn vận mạch não gây ra đau; các yếu tố thuận lợi cho chứng, bệnh này là stress, căng thẳng, thời tiết thay đổi thất thường, thức ăn, thức uống có chất kích thích quá mạnh, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt,… làm thay đổi hàm lượng các hóa chất trung gian nêu trên. Cần phân biệt với bệnh viêm tế bào khổng lồ ở động mạch thái dương, gọi là bệnh de-la-hoc-ton, chỉ cần dùng corticoid là đỡ liền rồi khỏi, ít tái phát.

Riêng đau nửa đầu migrain, đọc là micsgren, là một loại bệnh riêng cũng nằm trong hội chứng này đã được mô tả từ thời Hy lạp cổ: đau xuất hiện đột ngột, mất đi cũng nhanh chóng, trước khi đau thường thấy chảy nước mắt, mắt có thể lóe ánh hào quang,... chứng này dùng một số loại thuốc như sebelium, tamik, ergotamin từ nấm cựa lõa mạch.

Nguyên nhân, yếu tố thuận lợi của đau nửa đầu rất nhiều và đối với từng người là khác nhau nên cần theo dõi tình trạng đau và biểu hiện đau để kịp thời điều trị tránh hậu quả nặng nề. Theo phân loại quốc tế có bảy loại đau nửa đầu: đau nửa đầu có tiền triệu; đau nửa đầu không có tiền triệu; đau nửa đầu ở trẻ em; đau nửa đầu võng mạc; migrain; de lahocton...

Theo đông y, đau nửa đầu là do 2 đường kinh túc thiếu dương đởm và kinh thủ thái dương tam tiêu, do vậy khi châm kim, cứu ngải, cấy, bấm huyệt phải dùng chủ yếu các huyệt trên 2 kinh này: Ngoại quan, hội tông, túc khiếu âm, khâu khư, dương lăng tuyền và các huyệt tại chỗ như suất cốc, giác tôn, thái dương, đầu duy, á thị huyệt.

Người bị bệnh cần tăng cường ăn rau xanh: rau chân vịt tức áp cước thảo, chuối tiêu, lúa mỳ, cá thu, cá hồi,… uống sữa đã tách kem. Tăng cường hoạt động ngoài trời bằng những môn thể dục nhẹ nhàng vừa sức: đi bộ, dưỡng sinh, yoga, massage nhẹ nhàng vùng đầu và toàn thân cũng tốt .

Thuốc nam bắc: dùng bài Long đởm tả can thang hoặc tiêu giao thang đều phải gia thêm xuyên khung, tế tân liều cao

Doctor SAMAN
Bs Vũ Thị Hà

Trưởng văn phòng đại diện Viện Y học bản địa Việt Nam
tại 131, đường Ngọc Hồi, Hà Nội.

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/04.2019\/dau-nua-dau-migraine-yhocbandia.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/04.2019\/dau-nua-dau-migraine-yhocbandia.jpg","subHtml":"\u0111au n\u1eeda \u0111\u1ea7u"}]