Định nghĩa

Xuất tinh trễ (Delayed Ejaculation-DE) là hiện tượng một người đàn ông mất hơn 30 phút quan hệ tình dục để có thể xuất tinh (mất nhiều thời gian hơn họ muốn), mặc dù dương vật vẫn cương cứng bình thường.

Theo DSM-5 (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ), DE yêu cầu 1 trong 2 triệu chứng: hoặc chậm trễ rõ rệt hoặc không xảy ra xuất tinh từ 75% đến 100% số lần hoạt động tình dục trong 6 tháng mà không phải mong muốn cá nhân và gây cảm giác đau khổ cho cá nhân.

Xuất tinh trễ (Delayed Ejaculation-DE) ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Dịch tễ học

Xuất tinh trễ được báo cáo là rối loạn ít phổ biến nhất trong các rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới, ước tính khoảng 1-5%.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cũng giống như rối loạn cương dương, ED được cho là do sự kết hợp của nhiều yếu tố (thể chất và tâm lý):

  • Do tổn thương hạch giao cảm và/hoặc chấn thương các sợi thần kinh giao cảm hậu hạch với các cơ quan dẫn truyền, chủ yếu là kết quả của bệnh lý thần kinh, chấn thương hoặc phẫu thuật (cắt bao qui đầu, phẫu thuật vùng chậu, tuyến tiền liệt), xạ trị.
  • Dị tật bẩm sinh: dị tật ống niệu rốn, hội chứng Prune,...
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục: Viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, lao sinh dục, viêm tinh hoàn,...
  • Yếu tố nội tiết: nồng độ Testosterone thấp, suy giáp (thiếu hụt Thyrotropin), dư thừa Prolactin (Hyperprolactinemia),...
  • Yếu tố di truyền: gene CYP2D6; GNB3; ABCB1; các gene thụ thể 5-HT, Oxytocin, Serotonin,...đóng vai trò trong ED nguyên phát.
  • Yếu tố tâm lý: Lo lắng, căng thẳng, thiếu tự tin, niềm tin tôn giáo, miễn cưỡng trong quan hệ,...
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc điều trị dị ứng (kháng histamin H1), thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc giảm đau chống viêm NSAID, thuốc lợi tiểu (thiazid), thuốc hạ áp (thuốc chẹn Beta giao cảm),...đều có thể gây ra DE.
  • Thói quen sinh hoạt: lạm dụng chất kích thích hay thủ dâm quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ xuất tinh trễ.
  • Tuổi tác: Nghiên cứu của O'Leary và cộng sự cho thấy 3% nam giới trong độ tuổi 40 và 43% nam giới ở độ tuổi 70 khó khăn trong việc xuất tinh. Xong gần đây, Paduch và đồng sự lại chỉ ra rằng không có mối tương quan giữa DE và tuổi [tỷ lệ chênh (OR) 0,67; khoảng tin cậy 95% (CI); 039–1,16 và P = 0,15].

Điều trị

Việc điều trị DE thường dựa vào nguyên nhân.

Một số phương pháp được sử dụng phổ biến đó là:

  • Liệu pháp tâm lý: có kết quả tốt trong những trường hợp cụ thể xong ở những nghiên cứu lớn thì phương pháp này chưa cho thấy hiệu quả của nó.
  • Sử dụng thuốc:
  • Testosterone (T): ở nam giới có ED thường nồng độ T thấp, nhưng việc bổ sung T lại chưa thực sự cải thiện ED.
  • Thuốc cường α1 adrenergic: Ephedrine, Pseudoephedrine, Imipramine,...
  • Chất chủ vận 5-HT1A (đối kháng α2 adrenergic): Yohimbine, Buspirone,...
  • Tăng nồng độ Dopamine: Cabergoline, Amantadine,...

 Việc lựa chọn một loại thuốc nên được điều chỉnh theo tình trạng của từng bệnh nhân, hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp và phải lưu ý đến tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra.

Tài liệu tham khảo.

1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28807505

2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5756804/

3. https://www.issm.info/news/sex-health-headlines/testosterone-does-not-play-role-in-delayed-ejaculation/

Doctor SAMAN
DS.NCV Nguyễn Thị Thức

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/XTT.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/XTT.jpg","subHtml":""}]