Độ thẩm thấu cao của tế bào nội mạc là một yếu tố khác nữa liên quan đến các bệnh tim mạch mà ở đó thấy có ảnh hưởng đặc biệt của sự phosphoryl hóa tyrosine và hoạt động của kinase gây mất cấu trúc liên kết tế bào thông qua trung gian ô xy hóa.

Chiết xuất của Đan sâm đã ức chế được độ thấm nội mạc gây ra bởi TNFα với bằng chứng là phosphotyrosine có protein liên kết bị suy giảm và sự bảo vệ tách beta-catenin khỏi khung tế bào. Chiết xuất của Đan sâm cũng đã ngăn chặn được biểu lộ của yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch và sự hoạt hóa của ERK ở các tế bào dây rốn trong mô hình TNF-α.

Các chất này còn chống sự phá hoại mô, và sự cấu trúc lộn xộn của cadherin nội mạc. Quá trình này chắc chắn liên quan yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch từ sự điều chỉnh theo con đường tín hiệu ERK. Những phát hiện này cho thấy rằng các thành phần có hoạt tính của thảo dược có thể giúp làm suy giảm các bệnh tim mạch nhờ sự duy trì được tính toàn vẹn cấu trúc nối kết của nội mạc.

Nói chung đã thấy được các thuốc thảo dược có tác động tích cực lên các tế bào nội mạc. Như được nêu trong Hình 1, các cây thiên nhiên này có tác động bảo vệ nhờ sự ức chế viêm, stress ô xy hóa và teo chết tế bào, hoạt hóa con đường tín hiệu eNOS-NO, gây ra các mạch máu mới và nhờ sự ngăn chặn thẩm thấu nội mạc.

Hình 1. Sơ đồ cho biết các đối tượng được các sản phẩm từ cây cỏ hoặc từ thảo dược tác động vào trong quá trình bệnh sinh của các bệnh tim mạch

Điều trị các bệnh tim mạch trước đây được cho là những ưu tiên của tây y, tuy vậy trong vài chục năm trở lại một hướng điều trị mới từ thảo dược đã hé mở cho người bệnh và thầy thuốc có thêm lựa chọn.

Đỗ Văn Lộc & Hoàng Sầm

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/10.2019\/ngan-tinh-tham-long-mach.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/10.2019\/ngan-tinh-tham-long-mach.jpg","subHtml":""}]