1.Tên đề tài:

Nghiên cứu sản xuất chế phẩm T913 từ thảo dược Việt Nam nhằm làm chậm quá trình chuyển từ HIV sang AIDS

2.Lĩnh vực nghiên cứu:

Y-Dược

3.Tính cấp thiết:

 – Bệnh nhân HIV/AIDS ở Việt Nam phần lớn là dân nghèo, thiếu hiểu biết, trình độ thấp đang độ tuổi lao động, sinh sản gây ảnh hưởng đến nguồn lực và an sinh. Tại tỉnh Thái Nguyên đến ngày 30-01-2013 số bệnh nhân nhiễm HIV là 8819; đã chuyển sang AIDS là 4001 người; đã chết 1816 người (nguồn:số liệu do Sở Y tế Thái Nguyên cung cấp)

– Người nhiễm HIV thường chịu sự kỳ thị của xã hộivà ít có điều kiện tiếp cận các tân dược hỗ trợ điều trị.

– Thảo dược trên thảm thực vật Việt Nam rất phong phú; việc nghiên cứu, khai thác để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân HIV là khả thi.

– Tìm ra 1 chế phẩm hỗ trợ điều trị HIV/AIDS từ thảo dược Việt Nam nhằm tạo cơ hội cho đa số bệnh nhân được điều trị

4.Mục tiêu:

Sản xuất được chế phẩm T913 từ thảo dược Việt Nam có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa từ HIV sang AIDS

5.Nội dung chính:

– Tuyển chọn các thảo dược có tác dụng kháng virus.

– Tuyển chọn các thảo dược có tác dụng chống ô xy hóa.

– Tuyển chọn các thảo dược có khả năng tăng cường miễn dịch.

– Xây dựng bài thuốc đặt tên T913.

– Tuyển chọn đối tượng nhiễm HIV chưa chuyển sang AIDS bằng chỉ số TCD4.

– Thử nghiệm lâm sàng diện rộng có kiểm soát trên bệnh nhân tình nguyện trong khu vực tỉnh Thái Nguyên, đánh giá theo tiêu chí lâm sàng và cận lâm sàng có đối chứng phác đồ mới nhất của tân dược trong thời gian 24 tháng.

– Xử lý số liệu bằng thuật toán thống kê để khẳng định tính ưu việt của T913.

– Sản xuất thử chế phẩm T913 áp dụng trên bệnh nhân nhiễm HIV

6.Sản phẩm và kết quả dự kiến:

 6.1  Sản phẩm khoa học:

– Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí nước ngoài: 01              

– Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước: 04

– Bản báo cáo khoa học.              

6.2  Sản phẩm ứng dụng: là viên nén màu nâu đen của dược liệu, bao phim màu xanh đen từ chlorophyl, bảo quản trong hộp nhựa; trước mắt ứng dụng trong phạm vi các bệnh nhân HIV tự nguyện tại trại giam Phú Sơn 4, trại giam Quyết Tiến; Trung tâm 05/06 của tỉnh Thái Nguyên.

– Căn cứ dữ liệu thu thập được tiến tới sử dụng đại trà

7.Hiệu quả dự kiến:

Làm chậm quá trình chuyển từ HIV sang giai đoạn AIDS

8.Nhu cầu kinh phí dự kiến:

3 tỷ VND trong đó vốn đối ứng 1 tỷ VND

9.Dự kiến thời gian nghiên cứu, sản xuất xong:

42 tháng kể từ ngày được duyệt kinh phí

Chủ nhiệm đề tài

Bs Hoàng Đôn Hòa

Doctor SAMAN

[]