Tâm thần kinh

Nhân một trường hợp câm đột ngột tại phòng khám Tả Phìn Hồ – Hà Giang

Chuyện là có thật… Vào trưa ngày 03/04 /2017, từ Tả Phìn Hồ xuống Nậm Ty, gặp 5 người hàng xóm ở xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì. Người đàn ông ngồi sau xe máy nói  chuyện với tôi bằng cử chỉ, ám hiệu chứ không bằng ngôn ngữ. Nhận ra đó là Phàn […]

Chuyện là có thật…

Vào trưa ngày 03/04 /2017, từ Tả Phìn Hồ xuống Nậm Ty, gặp 5 người hàng xóm ở xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì. Người đàn ông ngồi sau xe máy nói  chuyện với tôi bằng cử chỉ, ám hiệu chứ không bằng ngôn ngữ. Nhận ra đó là Phàn Tà Bầu, sinh năm 1984. Nhìn nét mặt anh hiện lên một nỗi tuyệt vọng,  anh đang muốn nói với tôi một điều gì nhưng không thể phát ngôn được mà phải biểu đạt bằng tay. Trên gò má người đàn ông khắc khổ ấy lăn dài những giọt nước mắt, anh Bầu lắc đầu trong nỗi tuyệt vọng tột cùng. Nhìn người đàn ông vốn hoàn toàn khoẻ mạnh, nay trong trạng thái tuyệt vọng tôi thấy cảm thông khuôn tả.

Bệnh nhân câm đột ngột Phàn Tà Bầu

Anh Phàn Tà Bầu

Họ nói muốn đưa Bầu lên gặp một bác sỹ trên núi, nghĩ bụng đó chắc chắn là Bác Sỹ Hoàng Sầm, nhưng họ lại chưa biết đường. Thật may mắn, tôi cũng là thành viên của công ty TNHH Y học bản địa Việt Nam – chi nhánh Hà giang nơi bác sỹ làm việc. Chỉ dẫn đường cho họ lên trước, rồi đi việc. Hai tiếng sau, khi quay về công ty thì nhóm đưa bệnh nhân do lạc đường nên cũng vừa tới phòng khám. Lúc ấy, phòng khám đã nghỉ, vì chỉ khám buổi sáng, trừ cấp cứu.

Cả đoàn có vợ, con trai 10 tuổi, cùng anh Tánh và Dũng là hàng xóm, cô vợ kể lại: Tối qua, khoảng 22hh đột nhiên ông Bầu lay người cô, Thấy bất thường nên bật điện ngồi dậy, thấy chồng ú ớ, không thể nói và phát âm được, chỉ lấy ngón tay chỉ vào mồm ú, ớ. Cả nhà vội vàng gọi hàng xóm đưa đi bệnh viện Thông Nguyên, các bác sỹ khám nói chưa gặp trường hợp câm như vậy bao giờ và đề nghị chuyển lên tuyến Tỉnh. Nhưng lúc đó đã khuya, muộn, chưa có tiền nong, gia đình không có quen biết với ai ở thành phố Hà Giang nên rất lo lắng và bối rối. Có người mách trên núi Tả Phìn Hồ có một bác sỹ giỏi, không rõ tên gì, thường chữa bệnh miễn phí cho dân. Nên hôm sau thống nhất trong gia đình và họ hàng tìm lên Tả Phìn Hồ.

Vợ Bầu kể rằng ngày 01/01/2017 tết âm lịch, sau một ngày rượu, chồng nhiễu đánh đập vợ con và sau đó bắt con chó sống, chặt đầu đặt lên bàn thờ rồi ngồi quỳ lạy cả đêm. Cô kể lại trong nước mắt, ai cũng nghĩ rằng vì Bầu cúng tổ tiên bằng đầu chó sống nên bị tổ tiên trừng phạt.

Phản ứng đầu tiên của bác sỹ Sầm là mỉm cười nhưng không nói gì, sau khi quan sát bệnh nhân bác sỹ giải thích với gia đình là tuy còn trẻ nhưng khả năng Bầu bị tăng huyết áp và xảy ra một ổ nhồi máu nhỏ ở vùng Broca hay gọi vùng số 42 bán cầu đại não trái, vì không có chụp cộng hưởng từ (MRI) nên sự chẩn ấy không chắc chắn.

Lúc này phòng khám mọi người kéo đến ngày càng đông trong đó có bác sỹ Mai, y sỹ Tiết, y sỹ Phương,… đo huyết áp đang 150/90, điều đó cho thấy dự đoán là có cơ sở.

Sau đó bác sỹ Hoàng Sầm bắt đầu cho cứu ngải trực tiếp vào huyệt Á môn, đây là huyệt hết sức nhạy cảm, huyệt này có thể nguy hiểm chết người. Sau châm tả huyệt Liệt Khuyết, Thông Lý, xuất cốc trái, lưu châm thêm Thượng Liêm Tuyền, khoảng 10 phút bệnh nhân bắt đầu kêu “a” được và to dần, nhưng lưỡi vẫn chưa hoạt động được, bác sỹ châm thêm một huyệt đặc biệt ở tay thì lưỡi bệnh nhân đã hoạt động được. Cho thêm 4 viên Lohha – trí não và 3 viên An cung Ngưu rồi cho bệnh nhân về, dặn rằng nếu chưa nói được trong đêm nay thì mai lên châm tiếp.

Và điều kỳ lạ đã sảy ra, 8 giờ hôm sau, bệnh nhân Bầu đến và không còn màn chào hỏi đặc biệt như hôm qua, mà chính bằng lời nói bằng tiếng Việt và tiếng Mán. Nghe nói khoảng 4h sau châm thì nói được. Trước thay đổi kỳ diệu này những người chứng kiến vỗ tay hò reo trong niềm cảm kích. Trên khuôn mặt bệnh nhân Bầu nở những nụ cười hạnh phúc kèm theo đó là những giọt nước mắt và lòng kính phục. Bác sỹ hỏi, “tin ma hay tin thuốc”, Bầu nói “thuốc thôi”.

 Bác sỹ Hoàng Sầm là người Dao, quê gốc Hoàng Su Phì, nguyên là giảng viên cao cấp, bác sỹ cao cấp của Đại học y – Dược Thái Nguyên, nay đang trên Tả Phìn Hồ chỉ đạo dự án: “Phát triển nông thôn bền vững từ cây dược liệu và cây chè bản địa”.

Qua đó cho ta thấy rằng nhận thức của người miền vùng núi cao, vùng sâu, xa vẫn luôn tin rằng có “ma làm”. Nên trong khi chữa bệnh việc đầu tiên là sử dụng kiến thức khoa học để chẩn đoán chính xác, từ đó mới có thể chữa trị hiệu quả.

Hoàng Thị Quyết

Phòng hành chính tổng hợp

Công ty TNHH Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Hoàng Thị Quyết

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận