Bệnh khớp

Những vấn đề cần lưu ý khi bị bệnh gút

Những vấn đề cần lưu ý khi bị bệnh gút Đôi khi chế độ ăn và sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị, chứng đái đường, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ là những biểu hiện điển hình. Gút là 1 trong những bệnh như thế nhưng tính hiện thực của các […]

Những vấn đề cần lưu ý khi bị bệnh gút

Đôi khi chế độ ăn và sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị, chứng đái đường, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ là những biểu hiện điển hình. Gút là 1 trong những bệnh như thế nhưng tính hiện thực của các dặn dò và sự tuân thủ cần triệt để hơn. Không có gì đúng hơn câu “bệnh tòng khẩu nhập”

Trong bệnh gút, người phương tây dùng 1 hình ảnh” Nhà tỷ phú chết đói bên bàn tiệc” để nói về sự kiêng khem triệt để với người bệnh gút.

Không dùng thuốc:

  1. Corticoid bất kỳ dạng nào, biệt dược là gì.
  2. Axít salisile bất kỳ dạng nào, biệt dược gì như APC, PH8, Atpirin… vì các thuốc này ngăn cản quá trình đào thải axít uríc
  3. Colchicine khi đang có viêm đường tiêu hóa, nhất là viêm đại tràng.
  4. Có viêm thận, suy thận các mức độ.
  5. Ỉa chảy kéo dài sau dùng colchicine
  6. Chú ý colchicine chống kết tủa muối u rát tại khớp chứ không làm giảm a xít uric trong máu.

Cần làm các xét nghiệm:

  1. Hàm lượng Axit uríc máu
  2. Hàm lượng u rát niệu
  3. Chức năng thận: u rê máu, creatinin máu
  4. Hồng cầu niệu
  5. Siêu âm thận tìm sỏi do u rát kết lắng
  6. Khi cần chẩn đoán thật chính xác cần làm thủ thuật chọc dịch khớp tìm tinh thể u rát.
  7. Khi cần thiết nên là XQ xương khớp đã viêm lâu và tổn thương.

Nên kiêng tuyệt đối:

  1. Lưỡi, óc, gan, thận, tim, tiết canh, thịt chó, nước ép thịt, cầy vòi, cầy giông, cá trích, nước mắm từ cá trích… đậu hà lan, rau đay, mồng tơi
  2. Không uống rượu bia
  3. Không đi bộ thể dục, tránh vấp ngã
  4. Không đi giày mới bị chật

Có thể:

  1. Đi bộ nhẹ nhàng, giày rộng.
  2. Ăn cá, (trừ cá trích, nước mắm làm từ cá trích), thịt gà lượng hạn chế không quá 100g/ngày x 6 ngày/tuần; cơm rau, thịt mỡ, hoa quả và những thức ăn ít pu rin.

Nên:

  1. Uống nhiều nước, mỗi ngày nên dùng 2,5-3lít nước.
  2. Uống các lợi tiểu nhẹ đông y như râu ngô, bông mã đề , rễ cỏ tranh cả đời
  3. Lạc quan tin tưởng cuộc sống tươi đẹp.
  4. Uống mỗi tuần 2 gói natri bicacbonát kiềm hóa nước tiểu.
  5. Nếu uống Viên thảo dược Y học bản địa cũng cần kiêng như trên, thời kỳ axít uric chưa giảm có cơn cấp có thể tạm thời phối hợp colchicine theo liều thông thường. Trong thời gian đầu dùng thuốc khi nồng độ a xít u ríc chưa giảm tới ngưỡng bình thường có thể còn những đợt đau nhẹ và hết dần trong suốt thời gian điều trị.
  6. Đã có bằng chứng xét nghiệm cho thấy những bệnh nhân suy thận khả năng thanh thải kém tiến triển điều trị sẽ chậm hơn hoặc thất bại nếu suy thận nặng.

Bs. Hoàng Sầm

Nghiên cứu viên cao cấp

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

  • BS. Hoàng Sầm

    Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983; Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam Cellphone: 0977356913 Email: bacsysaman@gmail.com

Giới thiệu về tác giả

BS. Hoàng Sầm

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983;
Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên;
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam
Cellphone: 0977356913
Email: bacsysaman@gmail.com

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận