Tạp bệnh

Suy ngẫm qua một bệnh nhân suy tủy

Suy ngẫm qua một bệnh nhân suy tủy Suy tủy được khoa học y học coi là 1 chứng bệnh không thể chữa khỏi hẳn được. Vì cả 3 dòng tủy sinh hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều suy giảm khả năng tạo máu không phục hồi và cần truyền máu, uống, tiêm thuốc […]

Suy ngẫm qua một bệnh nhân suy tủy

Suy tủy được khoa học y học coi là 1 chứng bệnh không thể chữa khỏi hẳn được. Vì cả 3 dòng tủy sinh hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều suy giảm khả năng tạo máu không phục hồi và cần truyền máu, uống, tiêm thuốc chống rối loạn miễn dịch suốt đời. Vào 13 tháng 02 năm 2000 chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân Lê thị Hằng Hà cô giáo trường mầm non của điện lực Thái nguyên. (ĐT:01697245289)

benh nhan

Ảnh chụp BN Hà ngày 03/05/2013

Trường hợp bệnh nhân Hà được phát hiện và chẩn đoán suy tủy tại khoa Huyết học truyền máu Bệnh viện Bạch Mai từ năm 199., Hằng năm BN phải truyền máu tối thiểu 4-6 lần, số lần truyền có xu hướng ngày càng dày. Chúng tôi dùng bài Hắc quy tỳ gia giảm tới gần 200 thang thuốc liên tục. Sau đó, cứ mỗi tháng uống duy trì 7-10 thang/10 ngày trong suốt 13 năm qua. Đến nay (ngày 03/5-2013) bệnh nhân Hà đã có tới 13 năm 02 tháng không phải truyền máu lần nào, tình trạng khỏe mạnh, hồng hào, đi làm bình thường. Đây là trường hợp hy hữu được theo dõi trên 10 năm, do vậy rất cần được các nhà khoa học y học quan tâm nghiên cứu.

Tủy xương có nhiệm vụ sinh sản các tế bào máu đó là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Quá trình này được điều hòa bởi các kích tố phức tạp và hệ men đặc biệt trong điều kiện kiểm soát chặt chẽ của hệ miễn dịch. 

Suy tủy xương là tình trạng tủy xương giảm khả năng sinh sản ba dòng hống cầu, bạch cầu, tiểu cầu cung cấp cho nhu cầu bình thường của cơ thể. Sự suy giảm hồng cầu làm cho cơ thể thiếu oxy; giảm bạch cầu dẫn tới giảm năng lực đề kháng khiến cớ thể dễ bị nhiễm trùng; giảm tiểu cầu cơ thể dễ dàng chảy máu nội tạng, băng kinh, rong kinh. Những diễn biến trên làm cho người bệnh tử vong. 
Nguyên nhân suy tủy: phần lớn các trường hợp suy tủy liên quan tới những rối loạn miễn dịch rất phức tạp, không xác định nên các nhà lâm sàng học gọi là suy tủy không rõ nguyên nhân. Suy tủy do nhiễm độc, nhiễm khuẩn, di truyền là ít và khó chẩn đoán xác định nguyên nhân.
Chẩn đoán xác định suy tủy duy nhất bằng xét nghiệm tủy đồ.

 

Bác sỹ Hoàng Sầm

Chủ tịch hội đồng

Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

  • BS. Hoàng Sầm

    Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983; Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam Cellphone: 0977356913 Email: bacsysaman@gmail.com

Giới thiệu về tác giả

BS. Hoàng Sầm

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983;
Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên;
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam
Cellphone: 0977356913
Email: bacsysaman@gmail.com

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận