Cây thuốc

Thực vật – nguồn kháng sinh thiên nhiên phong phú

Kháng sinh thực vật là gì ? Năm 1940 Fleming phát minh kháng sinh penicillin nhờ đó hàng vạn thương binh thế chiến hai được cứu sống. Năm 1951, Oatman mới đ­ưa ra định nghĩa: Chất kháng sinh là các chất hoá học tổng hợp hoặc do nấm tạo ra, có khả năng ức chế […]

khang sinh

Kháng sinh thực vật là gì ?

Năm 1940 Fleming phát minh kháng sinh penicillin nhờ đó hàng vạn thương binh thế chiến hai được cứu sống. Năm 1951, Oatman mới đ­ưa ra định nghĩa: Chất kháng sinh là các chất hoá học tổng hợp hoặc do nấm tạo ra, có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, thậm chí còn tiêu diệt chúng ở nồng độ loãng.

Ngày nay khái niệm kháng sinh còn đ­ược mở rộng đối với hợp chất trị Vi khuẩn, Vi rút được chiết từ thực vật. Ng­ười ta gọi những chất hữu cơ có khả năng diệt khuẩn có nguồn gốc từ thực vật này là kháng sinh thực vật hay là Phytonxit. (phytoncid: HL. phyton- thực vật, L.caedere- tiêu diệt, giết chết). Như vậy kháng sinh thực vật không chỉ ức chế, tiêu diệt vi khuẩn mà một số khác còn có tác dụng với cả Virut.

Năm 1928, B.P.Tokin đã gọi các chất bay hơi từ cây xanh có tác dụng đối với vi khuẩn là Phytoncid.

Như vậy, kháng sinh thực vật là những hợp chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật, có tác dụng tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của các Vi khuẩn, Virut. Các kháng sinh thường có tác dụng khá đặc hiệu lên các loài Vi khuẩn khác nhau ở một nồng độ thường là rất nhỏ. Những chất này có thể thuộc nhiều cấu trúc hóa học khác nhau như Ancaloit, các hợp chất Quinon, Flavonoit, tinh dầu v.v…

Trong lịch sử phát triển Y học của dân tộc ta cũng như­ nhiều dân tộc khác trên thế giới cũng đã từng sử dụng nhiều loại cỏ cây vào mục đích chống nhiễm trùng. Ở nước ta, từ thế kỷ 14, đại danh Y Tuệ Tĩnh đã biết sử dụng nhiều loại thực vật có tính chất kháng khuẩn mạnh: Tỏi, Hẹ, Tô mộc… trị các bệnh nhiễm trùng. Mãi về sau này đến thế kỷ 19, ngư­ời ta mới biết trong tỏi có alixin, hẹ có odorin, tô mộc có Brazilin là những hoạt chất có tác dụng kháng sinh chống vi khuẩn gây bệnh. Trong tập I Bài giảng Đông Y dùng cho bác sỹ chuyên khoa Đông y cũng nêu kháng sinh thực vật nằm trong nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc: Kim ngân hoa, Bồ công anh,Xạ can, Sài đất, Ngư tinh thảo, Liên kiều, Thanh đại, Lá mỏ quạ, Quán chúng. Trong đó từ lâu Y văn đã ghi nhận Kim ngân hoa, Bồ công anh chống Vi khuẩn; Liên kiều, Xạ can, Thanh đại chống vi rut viêm gan, Viêm họng…

Ngày nay ng­ười ta chia kháng sinh thực vật ra làm 2 nhóm sau:

– Nhóm bay hơi: Gồm những kháng sinh thực vật do thực vật tiết ra có khả năng khuếch tán vào không khí và có tác dụng ức chế sự sinh trư­ởng, phát triển của Virut, Vi khuẩn.

– Nhóm không bay hơi: Gồm những kháng sinh thực vật nó ở sâu trong các tế bào thực vật, không có khả năng khuếch tán vào không khí. Muốn sử dụng nó, phải dựa vào đặc điểm, tính chất của từng loại kháng sinh thực vật. Th­ường ngư­ời ta hay sử dụng chúng dưới các dạng: Giã nát lấy nư­ớc cốt, ngâm, sắc hoặc chiết bằng các dung môi thích hợp.

 Ví dụ về một số kháng sinh thực vật hay gặp:

– Berberin (Hoàng đằng); 

– Allicin (Tỏi, tinh dầu tràm, tinh dầu húng quế, tinh dầu sả);

– Conessin (trong mức hoa trắng);

– Plumbagin (trong bạch hoa xà);

– Juglon (trong hồ đào);

– Lawson (trong lá móng);

-Wedelolacton (trong cỏ mực, sài đất);

– Solanin (trong mầm khoai tây);

– Tomatin (trong lá cà chua)….

+  Ưu điểm nổi bật của kháng sinh thực vật là an toàn, không gây ra những tai biến nguy hiểm, chết người như thuốc kháng sinh tân dược. Những tai biến do Penicillin, Streptomycin, Tetracyclin, Chloramphenicol… được Y văn nói đến nhiều, nhưng những tai biến do kháng sinh thực vật gây ra chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Giới hạn an toàn về mặt độc chất của những kháng sinh thực vật lớn hơn kháng sinh tân dược rất đáng kể. Về cách sử dụng: Phần lớn các kháng sinh thực vật rất bền vững và dễ hoà tan trong nước, do đó hầu hết các cây thuốc kháng sinh thường được dùng dưới dạng thuốc sắc – dạng bào chế đơn giản và thông dụng.

+  Trong điều trị các vết thương phần mềm, nhiều tác giả trong và ngoài nước cũng đã công nhận dùng kháng sinh thực vật làm thương chóng sạch, các đám hoại tử dễ bong, tổ chức hạt hạt phát triển mạnh, vết thương mau lành hơn chữa bằng kháng sinh tân dược vì trong nước sắc cây thuốc không phải chỉ có kháng sinh mà còn có những chất kích thích giúp vết thương chóng đầy miệng, có các loại men, vitamin và các nguyên tố vi lượng tạo điều kiện cho vết thương chóng khỏi.

+  So sánh với kháng sinh tân dược, người ta thấy các cây thuốc kháng sinh tuy không mạnh bằng nhưng cũng đủ để chữa khỏi nhiều bệnh nhiễm khuẩn. Không những thế, chúng còn có nhiều ưu điểm mà thuốc kháng sinh tân dược không có. Trước hết là vấn đề kháng thuốc. Đây là chuyện nan giải đối với kháng sinh tân dược hiện nay, nhưng đối với kháng sinh thực vật người ta chưa thấy hiện tượng này.

+  Nguồn dược liệu của nước ta vô cùng phong phú, trong đó có nhiều cây thuốc kháng sinh được Y học dân tộc dùng làm thuốc từ lâu. Chúng thường là những cây cỏ rất quen thuộc, mọc hoang dại hoặc được trồng ngay trong vườn như: Hành, Tỏi, Hẹ, Kim ngân, Sâm đại hành, lá Móng tay… được nhân dân ta dùng làm thuốc tiêu độc, tiêu viêm, sát khuẩn, chữa các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, mụn nhọt, chốc lở, viêm họng, viêm phế quản và nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác. Nhiều cây thuốc được nhân dân ta dùng chữa vết thương có kết quả tốt như Mỏ quạ, Nọc sởi, lá Vối, lá Bòng bong, Sắn thuyền, Lô hội, lá Trầu không, Sài đất…. Nhiều cây thuốc đã được các nhà khoa học nghiên cứu và tìm thấy những chất kháng sinh có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn như: Dùng nước sắc lá Đơn tướng quân (tên khoa học là Eugenia Formosa Wall) để chữa các chứng lở loét, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm họng, viêm phế quản… có kết quả tốt; Dùng lá Trầu không chữa bỏng (giã nhỏ, vắt lấy nước bôi vào chỗ bỏng) hoặc dùng nước lá Trầu không rửa các vết thương thay thuốc sát khuẩn.

   Kinh nghiệm chữa bệnh của nhân dân ta rất phong phú và quí giá. Những kết quả nghiên cứu Y học gần đây đã chứng minh những cây thuốc kháng sinh của nước ta có tác dụng chữa được nhiều bệnh nhiễm khuẩn, như vậy những kinh nghiệm chữa bệnh của nhân dân ta là có cơ sở và có kết quả.

          Xin nêu vài ví dụ về kháng sinh thực vật ứng dụng lâm sàng hiệu quả:

  1. Vào những năm 1979 khi lọ tetracicline 250mg chứa 12 viên của Đức phải duyệt qua Y vụ và ban giám đốc bệnh viện thì chúng tôi đã áp dụng tác dụng kháng sinh của cây chó đẻ răng cưa chữa viêm họng cấp như sau: Dùng cả thân lá sao tồn tính tới cháy sém đen nghiền thành bột mịn bôi vào họng, hiệu quả ngay sau 6h sử dụng.
  2. Năm 1980 những trường hợp vết thương hở vùng thiểu dưỡng như lóc da gót, khuỷu diện tích rộng nhiễm khuẩn không liền da: Dùng nước lá mỏ quạ, Thòng bóng phối hợp đắp làm vết thương liền do tổ chức hạt mọc nhanh, loại bổ tổ chức hoại tử hiệu quả.
  3. Năm 1984 nghiên cứu đối chứng trước sau của chúng tôi tại Viện – Trường Đa khoa Bắc Thái nay là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã chứng minh cây chàm đỏ (xổm đeng) hiệu quả tốt trên bệnh nhân viêm gan B

Hiện nay kháng sinh Tây Y luôn trong tình trạng bị kháng trị, cần tăng liều và phối hợp nhiều kháng sinh thì kháng sinh thảo dược là mối quan tâm đáng kể với thầy thuốc Việt Nam và Thế Giới.

 

                                                            

GS. Hứa văn Thao/Hoàng Sầm 

Nghiên cứu viên cao cấp

Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

GS. Hứa Văn Thao

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận