Raman Abrol, Vikas I, Nehru, Y. Venkatramana.

1. Giới thiệu:

Chóng mặt hoặc quay cuồng là một tình trạng con người có một cảm giác sai lầm về chuyển động của chính mình hoặc những đối tượng xung quanh của mình. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như do bệnh tim mạch, phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật thần kinh, phụ khoa, tâm thần học…và như vậy có han chế lớn trong việc đánh giá độ lớn các nguyên nhân này. Có vài y văn trên thế giới (nhưng không có y văn nào từ Ấn Độ) báo cáo về vấn đề này. Các phân tích hồi cứu cho thấy có một số ca bệnh tại phòng khám tai mũi họng. Các số liệu có sẵn có độ tin cậy thấp vì tỉ lệ  hiện mắc của bệnh trong dân chúng dễ bị tác động của các bệnh tai có liên quan đến chóng mặt. Chính vì vậy, chúng tôi phải tiến hành một nghiên cứu trên một mẫu đại diện cho người lớn thuộc Lãnh thổ Liên minh của Chandigarh (thuộc bang Punjab, Ấn độ).

2. Vật liệu và phương pháp:

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Viện Sau đại học thuộc Trường giáo dục và nghiên cứu Y khoa tại lãnh thổ Chandigarh, tỉ lệ hiện mắc của bệnh giả dụ là 5 phần ngàn. Cỡ mẫu được ấn định với ngưỡng xác suất thống kê 5%, và lực mẫu là 85%. Tính được mẫu là 9930.

3. Kết quả:

Tổng cộng có 10.000 người tuổi từ 20-79 tham gia nghiên cứu. Trong đó có 65,04% là nam. Có 71 người báo cáo có lịch sử bị chóng mặt (56 nữ và 15 nam). Tức có 0,71% người trong cộng đồng mắc bệnh, với 95% CI ước tính tỉ lệ là 5,45-8,75%. Tỉ lệ hiện mắc cao nhất thuộc nhóm tuổi 50-59 (3,52%) và nhóm 60-69 (2,17%). Tỉ lệ này thấp nhất thuộc nhóm 20-29 (0.15%). Nữ giới mắc cao hơn nam giới ở tất cả các nhóm.

Rối loạn chuyển hóa là một nguyên nhân gây chóng mặt với tỉ lệ 0,09% dân số. Đái tháo đường đã dẫn đầu (8.4%) và suy giáp (2,8%) tổng số trường hợp của chứng chóng mặt. Nhóm tuổi 60-69 có tỉ lệ bị chóng mặt do thần kinh là cao nhất (0,54%).

Có 5 người bệnh bị chóng mặt do thay đổi vị trí (7%) đều là nữ.

4. Kết luận:

Khảo sát 10.000 người lớn độ tuổi từ 20-79 trong số 66.186 người thuộc nông thôn Chandigarh (Ấn Độ), tỉ lệ mắc chóng mặt nói chung là 0,71%. Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng chóng mặt là bệnh tim mạch (0,32%),  bệnh thần kinh (0,14%), bệnh chuyển hóa (0,09%) và tai mũi họng (0,08%).

Indian Journal of Otolaryngology and Head and Neck Surgery Vol. 53 No. I, January - March 2001.

Doctor SAMAN
Biên dịch: PGS.TS.BS giảng Viên cao cấp Vũ Khắc Lương

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/10.2019\/Vestibular-Disorders-Treatment-in-Los-Angeles-780x520.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/10.2019\/Vestibular-Disorders-Treatment-in-Los-Angeles-780x520.jpg","subHtml":""}]