Ja-Won Koo, Mun Young Chang, Sook-young Woo, Seonwoo Kim, Yang-Sun Cho

1. Giới thiệu:

Chóng mặt, quay cuồng là triệu chứng hay gặp và khó điều trị ở 40% - 80% người bệnh tại các phòng khám y tế cơ sở. Triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt xã hội của 40% người bệnh. Do vậy đã dẫn đến các điều tra dịch tễ học. Vì vậy, sự hiểu biết về triệu chúng này sẽ đóng góp lớn cho chăm sóc người bệnh và giảm gánh nặng xã hội. Các điều tra về bệnh này nói chung là rất hiếm, tỉ lệ được báo cáo dao động từ 6,1 đến 27%. Tỉ lệ hiện mắc của rối loạn chức năng tiền đình dao động từ 3,1 – 4,9%/ năm và 35,4% trong một điều tra ngang tại Hoa Kì. Sự khác biệt lớn này có thể do khảo sát xảy ra ở các thời điểm khác nhau hay khác nhau về quần thể đích. Cuộc điều tra về Dinh dưỡng, sức khỏe quốc gia Hàn Quốc (KNHANES 2009–2010) đã tiến hành điều tra bệnh này và các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó tác động làm giảm thiểu yếu tố nguy cơ liên quan, tăng cường sức khỏe cho dân chúng.

2. Phương pháp:

2.1.Quần thể nghiên cứu và thu thập số liệu: KNHANES là một điều tra ngang xảy ra hàng năm, 10.000 -12.000 cá thể đại diện cho khoảng 4600 hộ gia đình, được chọn theo phương pháp phân tầng ngẫu nhiên. Tổng cộng có 3.267 cá thể đại diện cho 10.309.130 cá thể > 40 tuổi được nghiên cứu về các đặc tính từ 2009-2010.

2.2.Vấn đề y đức trong nghiên cứu được tuân thủ chặt chẽ bởi IRB.

2.3.Các kĩ thuật nghiên cứu tin cậy được sử dụng.

3. Kết quả nghiên cứu:

3.1. Tỷ lệ hiện mắc của chóng mặt và rối loạn chức năng tiền đình:

Trong số 3267 người tham gia nghiên cứu từ 40 tuổi trở lên, có 627 đã bị chóng mặt trong 12 tháng qua chiếm tỷ lệ 16,7% (KTC 95%: 14,65% - 18,76%). Tỷ lệ bị ngã là 1,46% (KTC 95%: 0,87% - 2,06%) và chóng mắt do thay đổi vị trí

là 1,73% (KTC 95%: 1,17% - 2,29%). 75 người có rối loạn chức năng tiền đình chiếm 1,84% (KTC 95%: 1,18% - 2,51%).

3.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng:

Chóng mặt có liên quan đến một số yếu tố. Trong số các biến có liên quan đáng kể với chóng mặt: Tuổi, giới tính, trọng lượng cơ thể, trình độ học vấn, giảm thính lực khách quan (một hay hai bên), uống rượu, đau thắt ngực,

căng thẳng cảm xúc, tăng huyết áp, bệnh võng mạc và thoái hóa điểm vàng…

đã được chọn để phân tích đa biến. Song cũng có một số biến không được chọn vào phân tích đa biến như chu vi vòng eo, thể tích rượu tiêu dùng, tâm trạng chán nản, hạn chế hoạt động do tâm trạng chán nản hoặc lo lắng, và chẩn đoán trầm cảm trong mô hình hồi quy logistic. Phân tích đa biến gồm:

  1. Tuổi: (p=0.02, OR= 1.85; 95% CI: 1.07 - 3.18 cho 60–69;

      p=0.005, OR= 2.1; 95% CI:  1.20 - 3.68 cho  ≥70,

  1. Giới: (p<0.001, OR =1.82; 95% CI: 1.38 - 2.41),
  2. Mất thính lực khách quan ( một và hai bên): p=0.03, OR =1.43; 95% CI: 1.03 - 1.98)
  3. Stress: p<0.001, OR =1.99; 95% CI: 1.53 - 2.59.

Với rối lọan chức năng tiền đình, có một số biến liên quan đáng kể: Tuổi, giới tính, trọng lượng cơ thể, thu nhập/năm, trình độ học vấn, lịch sử chóng mặt, mất thính lực khách quan (một hay hai bên), tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh võng mạc và thoái hóa điểm vàng đã được chọn để phân tích đa biến. Không đưa vào mô hình hồi quy đa biến các biến có tính đa cộng tuyến (Multicollinearity) (các biến giải thích có tương quan với các biến khác có trong mô hình hồi quy đa biến) như: Chỉ số khối cơ thể, tiền sử ngã, chóng mặt vị trí, mất thính giác chủ quan, mất thính giác một và hai bên…Phân tích đa biến đã tìm thấy một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng tiền đình:

  1. Tuổi: p=0.02, OR =8.29; 95% CI: 1.31 -52.33 cho 60–69;

      p=0.01, OR= 15.32; 95% CI: 1.53 - 153.59 cho ≥70),

  1. Tiền sử có chóng mặt : p=0.002, OR= 2.75; 95% CI: 1.48 - 5.12.
  2. Mất thính lực khách quan (một hay hai bên): p=0.02, OR =2.30; 95% CI: 1.16 to 4.56).

4. Kết luận: Rõ ràng có sự phổ biến của chóng mặt trong thời gian năm vừa qua và tỷ lệ rối loạn chức năng tiền đình lần lượt là 16,70% và 1,84%. Phân tích đa biến cho thấy chóng mặt có liên quan đến nhóm tuổi cao, giới tính nữ, giảm thính lực và căng thẳng cảm xúc.

          Rối loạn tiền đình có liên quan đến tăng tuổi, tiền sử chóng mặt và mất thính lực. Chóng mặt và quay cuồng tạo ra gánh nặng bệnh tật trong dân số già. 09 cuộc điều tra sàng lọc về chóng mặt và thiểu năng tiền đình cũng như các điều tra thường kì đã làm thay đổi các yếu tố liên quan.

Doctor SAMAN
Biên dịch: PGS.TS.BS giảng Viên cao cấp Vũ Khắc Lương

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/10.2019\/Vestibular-Rehabilitation.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/10.2019\/Vestibular-Rehabilitation.jpg","subHtml":""}]