I – ĐẠI CƯƠNG:
1 – Căn nguyên bệnh sinh:
– Các vi khuẩn hay gặp là các vi khuẩn Gram (-): Enterobacteria ( E.coli, Proteus…), S.aureus, S.saprophyticus.
– Cơ chế dị ứng ít gặp, thường do dị ứng thuốc, kim loại nặng.
– Do tác nhân vật lý như: X quang, đồng vị phóng xạ, nóng lạnh đột ngột.
– Sau các thủ thuật tiết niệu: nong niệu đạo, đặt sonde BQ, sonde niệu đạo…
2 – Đường xâm nhập:
– Đường máu: Thường do các bệnh toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết, sau đó VK xâm nhập vào thận.
– Theo đường bạch huyết: VK ở trực tràng theo đường bạch huyết lên thận.
– Nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng: Từ niệu đạo, BQ lên thận.
– Nhiễm khuẩn do sự xâm lấn của các cơ quan lân cận.
3 – Các yếu tó thuận lợi:
– Yếu tố cơ địa:
– Giảm sức đề kháng, trẻ suy dinh dưởng, BN bị K dùng hóa chất, sau ghép tạng, sau cảm cúm.
– Bệnh lý toàn thân: ĐTĐ, Nhiễm khuẩn huyết, ỉa chảy, RLTH, phụ nữ có thai.
– Yếu tố tại cơ quan tiết niệu
+ Sỏi thận – niệu quản.
+ Chấn thương tiết niệu.
+ Hẹp đường niệu.
+ UPĐLTTLT.
+ Dị tật bẩm sinh đường niệu.
+ Chấn thương tủy sống, chấn thương sọ não.
+ Gãy xương lớn nằm lâu, ứ đọng nước tiểu kéo dài.
– Các yếu tố ngoại cảnh:
+ Thời tiết nóng lạnh bất thường, độ ẩm cao, lao động mệt nhọc, phụ nữ mới lập gia đình, phụ nữ bị rong kinh, giai đoạn mãn kinh.
4 – Tổn thương giải phẫu bệnh:
– Đại thể: Phù nề xung huyết, có nhiều mạch máu tân tạo, niêm mạc đài – bể thận xung huyết, trợt loét.
– Vi thể: Tổ chức gian bào vùng tủy thận có hiện tượng xâm nhiễm BCĐN, tổ chức kẽ phù nề những giải xơ xâm nhiễm bởi BCĐN, dãi xơ phát triển làm nghẹt các ống sinh niệu, xơ hóa huyết quản dẫn tới teo thận.
II – TRIỆU CHỨNG:
1 – Lâm sàng:
– HC NTNĐ: sốt cao, rét run xuất hiện tong đợt như NKH, BC tăng, N tăng.
– Đái nước tiểu đục.
– Đau cấp tính vùng thận, sờ nắn vùng thận đau, DH đấm thận (-),
– Thận to: DH Chạm thận (-), DH bập bềnh thận (-).
2 – Cận lấm sàng:
– Xét nghiệm máu: BC tăng, CTBC chuyển trái, Vss tăng
– Chức năng thận: ít thay đổi.
– XN nước tiểu: Có BC và tế bào mủ dày đặc vi trường. Cấy khuẩn: số lượng VK > 105 VK/1ml, xác định loại vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
– XQ, SA: giúp xác định nguyên nhân gây viêm thận – bể thận
III – CHẨN ĐOÁN:
1- Chẩn đoán xác định:
* Chẩn đoán nguyên nhân dựa vào:
– Khai thác bệnh sử.
– Tiền sử: sỏi tiết niệu
– Phụ nữ có thai, mới lập gia đình.
– Chấn thương tiết niệu, tủy sống, sọ não, gãy xương lớn…
– Các bệnh lý kèm theo: U xơ tiền liệt tuyến, liệt tủy sống.
– Các thủ thuật tiết niệu.
2 – Chẩn đoán phân biệt:
– Cơn đau quặn thận.
– Cơn đau quặn gan
– Viêm ruột thừa cấp.
– Viêm buồng trứng và ống dẫn trứng.
IV – ĐIỀU TRỊ:
Trong thời kỳ cấp tính:
– Bất động bệnh nhân tốt.
– Lợi tiểu, truyền dịch.
– Kháng sinh liều cao: theo kháng sinh đồ
– Thuốc sát khuẩn đường niệu: Negram, Nitrofurantoin, Mictasol bleu.
– Chế độ ăn nhẹ, không ăn thức ăn đồ hộp, giăm đạm động vật, giảm muối.
– Điều trị nguyên nhân.
NGUỒN
ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI Trang web : www.ykhoaviet.tk Email : lesangmd@gmail.com, bachkhoayhoc@gmail.com Điện thoại : 0973.910.357
Viện Y học bản địa Việt Nam trân trọng cảm ơn BS Lê Đình Sáng đã chia sẻ nội dung trên!
Doctor SAMAN