Bài thuốc "Lon Ton" ăn ngon chóng lớn.

Năm 1983, tôi giảng viên Đại học y Bắc Thái thì con trai mới 1 tuổi đang theo mẹ dạy học trên xã Liên minh, huyện Võ nhai. Điều kiện thời bao cấp tem phiếu rất khó khăn, giáo viên vùng sâu, vùng xa lại càng khó khăn. Mẹ gày tong teo, con chán ăn, suy dinh dưỡng vì chất lượng bữa ăn quá tồi tệ. Trẻ em con các giáo viên khác, trẻ quanh vùng đều nằm trong thảm cảnh chung.

Nếu bữa ăn kém chất lượng thì tìm cách tăng số lượng để bù trừ, đó là suy nghĩ đơn giản nhưng không phải không có lý. Xung quanh trường bốn bề là rừng núi, cây cối, thảm thực vật giàu cây thuốc nam có thể khai thác. Là Bác sỹ mới ra trường, kinh nghiệm còn ít ỏi, nên chỉ có thể căn cứ vào những tài liệu sẵn, kinh nghiệm dân gian để thiết kế một bài thuốc cho chính vợ con của mình.

Nhớ lại bài giảng của cố Giáo sư Phạm Duy Nhạc, người thầy đáng kính từng nói về kiện tỳ rằng: “ăn là việc của cái mồm, cảm nhận ngon hay không là việc của cái não”. Theo đó những cây thuốc được thu dung gồm 2 tiêu chí Tâm sinh Tỳ theo ngũ hành tương sinh: kích thích thèm ăn ở não và hoàn thiện bộ máy tiêu hóa hấp thu. Đảng sâm nam, củ mài, đậu ván trắng, màng mề gà, vạn niên thanh, rễ cây hoàng lực, rễ cây vú bò, lá vú sung, sa nhân, hạt sen, viễn chí ba sừng ... được chuẩn bị cho bào chế dạng thuốc sắc.

Kết quả thật ngoài cả sự mong muốn, cháo rau, cháo trắng, cơm muối vừng, ... các cháu ăn “thun thút”, mau ăn, chóng lớn, hết suy dinh dưỡng trong điều kiện hết sức khó khăn ... bài thuốc trở nên nổi tiếng cả vùng Võ nhai ngày đó. Thế mới nhận thức thêm rằng lý luận âm dương – ngũ hành sâu sắc đến thế nào.

Thường khi trẻ chán ăn chúng ta động viên, bế rong, dọa nọ kia, hứa phần thưởng nọ kia, đánh trống khua chiêng, cho xem phim hoạt hình, vừa ăn vừa chơi ... chính là chúng ta đã tạo ra 1 hưng phấn mới để ức chế các nhân não gây chán ăn ngưng tiết ra các peptid gây chán ăn.

Hình ảnh các nhân dưới đồi thị não liên quan đến trạng thái chán ăn ở Người

Sơ đồ các nhân trong não vùng dưới đồi kiểm soát việc ăn uống: Nhân arcuate có tế bào NPY / AgRP; POMC / CART là các tế bào thần kinh gây ngán, chán ăn. Các tế bào tương tác với các nhân não khiến tế bào thần kinh giải phóng các peptit gây chán ăn hoặc chán ăn khác. Yếu tố chán ăn có nguồn gốc từ não; 

Những hiểu biết này ngày nay đã được áp dụng trong bài thuốc "lon ton” để sản xuất sản phẩm kích thích ăn uống giành cho trẻ nhỏ ở tầm cao mới với những hiểu biết mới về sinh lý học – sinh học phân tử. Không những thế, người lớn chán ăn, sau ốm dậy cần ăn tăng cho phục hồi đều có thể áp dụng những kiến thức mới mẻ này.

Trách nhiệm cải thiện thể chất chiều cao/cân nặng cho thế hệ mầm non tương lai, cải thiện sức khỏe người cao tuổi là chiến lược của nhà nước, trước hết là ngành y tế. Hy vọng với những hiểu biết ngày càng sâu sắc và khoa học, thể chất của người Việt Nam càng được cải thiện.

Bác sỹ Hoàng Sầm

Chủ tịch Viện Y học bản địa Việt Nam.

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/Lon%20ton.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/Lon%20ton.jpg","subHtml":"H\u00ecnh \u1ea3nh c\u00e1c nh\u00e2n d\u01b0\u1edbi \u0111\u1ed3i th\u1ecb n\u00e3o li\u00ean quan \u0111\u1ebfn tr\u1ea1ng th\u00e1i ch\u00e1n \u0103n \u1edf Ng\u01b0\u1eddi"}]