Đỉa tên trong Đông y là Thủy điệt, tên khoa học Hirudo medicinalis L., Whitmania pigra Whitman, là động vật kí sinh có thân hình dẹt, dài 8 -12cm, chia nhiều đốt, mặt lưng hơi gồ lên. Chúng thở qua da, có 2 giác, giác miệng và giác đuôi dùng để bám. Hàm là một khối cơ có nhiều răng rất nhỏ ở mép. Đỉa sinh trưởng và phát triển ở các vùng đầm, lầy, đồng ruộng, ao hồ nước ngọt. Thức ăn của đỉa là máu các loài động vật, chúng thường phải ký sinh tạm thời bằng cách bám và hút máu vật chủ. Một khi đỉa bám được vào da, cơ khoang miệng của chúng sẽ siết lại và tạo thành vết cắn hình hoa thị. Lúc này, một hoạt chất chống đông máu được tiết ra, nước bọt của chúng cũng chứa một chất gây tê và một hợp chất thúc đẩy sự thẩm thấu các thành phần cần thiết qua mô. Sau khi đường máu khơi thông, đỉa dùng cơ hầu để hút, tạo thành một khoảng chân không. Chính vì cơ hầu rất khỏe, đỉa sẽ bám rất chắc và khó bị kéo ra khi chưa no máu. Với cơ thể có thể dài đến 20 cm, chúng có thể hút 2-20 ml máu. Quá trình diễn ra trong vòng 10-30 phút cho đến khi no, đỉa sẽ tự nhả miệng khỏi da vật chủ.

Con đỉa
Đỉa - Hirudo medicinalis L.

Những con đỉa được khoa học chứng minh với rất nhiều tác dụng. Chúng nhả ra nước bọt có chứa các protein và peptide chống đông máu, có thể cải thiện tuần hoàn và ngăn ngừa mô chết. Các hoạt chất từ đỉa đang được sử dụng để điều chế thuốc cao huyết áp, suy tĩnh mạch, viêm khớp… Trên thế giới, nhiều cơ sở y tế đang sử dụng trực tiếp những con đỉa hút máu, cho bệnh nhân tim mạch, tiểu phẫu, phẫu thuật thẩm mỹ thậm chí là ung thư.

Tại Ấn Độ, các bác sĩ đang sử dụng những con đỉa để chữa trị một số loại bệnh về da, khớp và xoang. Rất nhiều bệnh nhân đã tìm đến các cơ sở có “liệu pháp đỉa” để được điều trị. Các chuyên gia y tế cho biết có ít nhất 3 bệnh viện tại khu vực Himalaya, Kashmir đã và đang sử dụng đỉa hút máu để chữa cho những bệnh nhân bị các bệnh về da, viêm khớp, đau đầu kinh niên và viêm xoang.

Theo đông y: Đỉa có vị mặn, tính bình, có độc, có tác dụng hoạt huyết và giải ứ trệ, tăng kinh nguyệt.

Bộ phận dùng: Bắt đỉa rửa sạch cho vào nước sôi, đỉa chết đem phơi khô hoặc sấy khô là Sinh thủy điệt, cho bột Hoạt thạch vào nồi, đốt nóng rồi cho đỉa vào, trộn đều cho khô, gọi là Thủy điệt chế. Khi dùng thường nghiền thành bột hoặc đốt thành than. Ngày dùng  0,3 – 0,5g dạng bột, dùng riêng hay phối hợp các vị khác.

Các bài thuốc từ Đỉa:

Phòng và chữa liệt dương: Đỉa trâu khô 1 lạng ngâm lẫn với 1 lạng quế nhục trong 2l rượu trắng trong 3 tháng. Hằng ngày dùng khoảng 10ml rượu này xoa bóp tầng sinh môn và bộ phận sinh dục.

Chữa phụ nữ kinh ứ đọng, tắc kinh, bên trong co vón cục: Đỉa tán nhỏ 1,5g, Đương quy, Đào nhân, Tam lăng, Ích mẫu, mỗi loại 9g, sắc uống.

Chữa nhọt độc: Đỉa 3g, Natri sunfat ngậm nước (Na2SO4.10H2O) 15g, Đại hoàng 15g, tất cả tán nhỏ, trộn với dấm ăn, bôi bên ngoài vết thương.

Chữa bị thương do va chạm bị ngã: Đỉa tươi 30g, sấy khô, tán nhỏ.  Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3g, pha uống cùng rượu.

Lưu ý: Không dùng Thủy điệt cho phụ nữ có thai.

Doctor SAMAN
Người sưu tầm: Bs Trịnh Thị Khánh Huyền 

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/05.2019\/con%20dia.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/05.2019\/con%20dia.jpg","subHtml":"Con \u0111\u1ec9a"}]