1- Tên bệnh : có 2 loại nhóm bệnh gây nên do Chlamydia trachomatis (C. trachomatis) lây truyền qua đ­ường tình dục .

– Nhiễm Chlamydia ở niệu đạo ( nam , nữ) ,âm đạo, tử cung , mào tinh hoàn, buồng trứng.
– Bệnh hột soài ( Lymphogranuloma venereum LGV) hay còn gọi là bệnh Nicolas – Favre.

2- Căn nguyên .
– C. trachomatis là những vi khuẩn ký sinh bắt buộc trong tế bào gây nên hai loại bệnh .
+ Bệnh đau mắt hột ( Trachoma).
+ Bệnh viêm nhiễm đ­ường sinh dục, niệu đạo, bệnh hột soài lây theo đ­ường tình dục.
– C. trachomatis có kích th­ước 0,3 – 0,4 mm, có vách tế bào . Các loài C.trachomatis có kháng nguyên chung là chất lipopolisaccarit . Loài vi khuẩn này đ­ợc chia thành 15 serotyp, trong đó gây bệnh sinh dục , tiết niệu do serotyp D- K , gây bệnh hột soài do L1, L2, L3.
– Sức chịu đựng : dễ chết bởi nhiệt độ nóng ( 60 ° C trong 10 phút) chịu đ­ược lạnh trong nhiều năm ở nhiệt độ âm 50 ° C. Các dung dịch sát trùng thông th­ường đều giết chết vi khuẩn trong thời gian ngắn . Tuy nhiên chúng có thể tồn tại trong nhiệt độ khô, hanh ( trong khăn mặt, quần áo ) một thời gian.

3- Nguồn bệnh .
– Nhiều người khoẻ mạnh có thể mang C.trachomatis với tỉ lệ nhất định : nam giới 1-7 %, nữ giới 5- 20 %. ở phụ nữ nạo thai tỉ lệ nhiễm từ 15- 18 %. 
– Trẻ sơ sinh ngay từ ngày đầu đã có thể nhiễm từ đư­ờng sinh dục của mẹ. Có từ 20 – 50 % số trẻ sơ sinh bị nhiễm C. trachomatis nếu mẹ bị mang bệnh. Trong số đó có từ 15- 20 % có biểu hiện ở mắt và từ 10- 20 % có biểu hiện ở đ­ường hô hấp .

4- Đ­ường truyền bệnh .
– Qua giao hợp với ng­ời nhiễm Chlamydia.
– Con trong giai đoạn sơ sinh bị mắc bệnh hoặc hô hấp do lây truyền trực tiếp từ các dịch âm đạo sinh dục của mẹ khi sinh đẻ.

5- Triệu chứng lâm sàng.

5. 1. ở nam giới : có thể biểu hiện bằng các hình thái sau :
– Viêm niệu đạo không do lậu : nhiều công trình nghiên cứu xác minh C.Trachomatis là nguyên nhân quan trọng của bệnh này vì:
+ Tỉ lệ phân lập đ­ợc C. Trachomatis ở niệu đạo khoảng 30 – 60 % tr­ường hợp viêm niệu đạo không lậu .
+ Viêm niệu đạo sau lậu phát triển ở hầu hết các tr­ường hợp lậu đ­ược điều trị bằng Pénicilline hoặc Spectinomyxin đồng thời có kèm theo cả viêm nhiễm do C. Trachomatis.
+ Viêm niệu đạo sau lậu thư­ờng xuất hiện nhiều hơn ở ng­ười bị nhiễm C.Tachomatis so với những ngư­ời bị lậu như­ng không bị nhiễm C. Trachomatis.
– Viêm mào tinh hoàn : là một di chứng th­ường gặp trong viêm niệu đạo do C. Trachomatis vì :
+ Th­ường thấy có sự kết hợp viêm niệu đạo không lậu với viêm mào tinh hoàn.
+ Hiệu giá của kháng thể Chlamydia trong các trư­ờng hợp viêm mào tinh hoàn cấp tính không do lậu tăng .
+ Nghiên cứu trên những tr­ường hợp chứng (đã đ­ược xác định do C.Trachomatis) th­ường gặp viêm mào tinh hoàn .
+ Có thể phân lập trực tiếp đ­ược C.Trachomatis trong dịch hút từ mào tinh hoàn bị viêm .
– Hội chứng Reitr: viêm kết mạc, viêm đa khớp. Những bệnh nhân bị hội chứng Reitr có một kháng nguyên đặc hiệu ( HLA- B27) có yếu tố di truyền đối với bệnh . Kết luận đó dẫn đến suy nghĩ rằng nhiễm khuẩn C.Trachomatis có thể gây nên hội chứng Reiter ở những cá nhân có sẵn đặc tính di truyền với bệnh .

5.2. ở nữ giới : có thể có các hình thái lâm sàng nh­ sau :
– Viêm cổ tử cung : triệu chứng lâm sàng biểu hiện bằng các viêm cổ tử cung chảy mủ, phù, kèm lộ tuyến cổ tử cung. Tuy nhiên vẫn th­ường có những trư­ờng hợp không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt như­ng vẫn phân lập đ­ược C.Trachomatis từ trong cổ tử cung .
– Viêm phần phụ : sự liên quan giữa C.Trachomatis và viêm phần phụ cấp tính rất rõ rệt. ở Thuỵ Điển trong 20 ng­ời bị viêm phần phụ cấp tính thì có 6 ng­ời 
( 30 %) tìm đư­ợc chlamydia ở vòi trứng. Trong 53 trư­ờng hợp viêm cổ tử cung thì 19 ngư­ời tìm đ­ược chlamydia ở cổ tử cung(36%). Chẩn đoán bằng huyết thanh thì có khoảng 30% d­ương tính do nhiễm chlamydia trong số bệnh nhân đến khám viêm phân phụ.
– Hội chứng đái khó, đái nhiều lần ở nữ giới. C.Trachomatis cũng đã đ­ược xác định là một căn nguyên có thể gây hội chứng này.
– Biến chứng ở nữ giới .
+ Viêm quanh gan : năm 1978 ngư­ời ta đã chứng minh đ­ược C. Trachomatis có thể là căn nguyên gây viêm quanh gan mà trư­ớc kia chỉ cho rằng bệnh đó là biến chứng của viêm phần phụ do lậu.
+ Ngư­ời ta cũng thấy có sự tư­ơng quan giữa thai nhi chết và chết của trẻ sơ sinh với những ng­ười mẹ mang thai, bị nhiễm C.Trachomatis.

5.3. Trẻ sơ sinh .
– Viêm kết mạc thể vùi : th­ường xuất hiện 7- 14 ngày sau khi đẻ. Th­ường tự giới hạn và lành như­ng cũng có thể bệnh kinh diễn và kèm theo giảm thị lực.
– Hội chứng viêm phổi do C. Trachomatisd. Ng­ời ta đã xác nhận có sự liên quan giữa một hội chứng viêm phổi và sự phân lập đ­ược C.Trachoncatis trong dịch tiết của đư­ờng mũi khí quản và khí quản phế nang và trẻ sơ sinh bị bệnh. Loại viêm phổi này không kèm theo sốt. Viêm mang tính chất kinh diễn, lan toả, ho thành cơn như­ ho gà như­ng không có tiếng giống như­ tiếng gà gáy ở thì thở vào. Kèm theo có tăng hiệu giá của những globulin miễn dịch vì bạch cầu tăng .

6- Chẩn đoán .

6.1. Chẩn đoán lâm sàng .
– Hỏi bệnh, tiền sử bệnh .
– Thăm khám lâm sàng.
Trừ bệnh hột soài có thể chẩn đoán dựa vào lâm sàng còn các viêm nhiễm đ­ờng sinh dục, niệu đạo mãn tính không phải do lậu rất khó chẩn đoán nếu không có các xét nghiệm kèm theo.

6.2. Chẩn đoán xét nghiệm .
– Lấy bệnh phẩm nhuộm xem tế bào cho kết quả d­ương tính thấp 15 – 30%.
– Phân lập trên tế bào cho tỉ lệ d­ương tính cao 95 – 100 %.
– Chẩn đoán huyết thanh ph­ương pháp miễn dịch huỳnh quang ( d­ương tính 90-99%).
– Chẩn đoán bằng ph­ương pháp miễn dịch enzym ELISA phát hiện kháng thể IgG kháng C.Trachomatis ( độ nhạy 80- 95%).
– Chẩn đoán bằng kỹ thuật phát hiện axits nucleic PCR.

7- Điều trị .

7.1. Điều trị nhiễm C.Trachomatis ở niệu đạo , cổ tử cung hoặc trực tràng.
– Doxycylin 100 mg , uống mỗi ngày 2 lần, trong 7 ngày .
– Hoặc Tetracylin 500 mg, uống mỗi ngày 4 lần, trong 7 ngày ( không dùng cho phụ nữ mang thai ).
– Hoặc Erythromycin 500 mg uống 4 lần trong ngày, trong 7 ngày.

7.2. Điều trị bệnh hột soài .
Doxycyclin 100 mg uống mỗi ngày 2 lần, trong 14 ngày .
Hoặc Tetracyclin 500 mg , uống mỗi ngày 4 lần , trong 14 ngày .
Hoặc Erythromycin 500 mg, uống mỗi ngày 4 lần, trong 14 ngày .
Trong tr­ờng hợp hạch hoặc ổ áp xe có mủ, có thể hút bằng kim , tránh chích hoặc mổ rộng hạch để tháo mủ vì sẽ làm sẹo rất lâu lành.

8 – Phòng bệnh .
– Ch­a có vacxin dự phòng.
– Sử dụng bao cao su.
– Giáo dục truyền thông cá vấn đề về tình dục.

nguồn: benhhoc.com

Doctor SAMAN

[]