+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

– Căn cứ khoá phân loại thực vật.

– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam – Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi -Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 43-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

– Tên thường gọi: Cúc lục lăng hôi

– Tên khoa học: Laggera pterodonta (DC.) Benth. & Hook. f.

– Lớp: Equisetopsida C. Agardh.

– Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.

– Bộ: Asterales Link

– Họ: Asteraceae Bercht. & J. Presl

– Chi: Laggera Sch. Bip.

+ Một số thông tin khoa học:

– Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 677, NXB Y học, Hà Nội. Cây có “vị đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng bạt nung. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị cảm nhiễm phần trên đường hô hấp, sưng amygdal, viêm khoang miệng, cảm cúm, viêm họng, viêm nhánh khí quản, sốt rét, mụn nhọt sưng lở”.

– Ở nước ngoài đã có một số nghiên cứu sau:

1. Thành phần hóa học:

– 10 hợp chất được phân lập và làm sáng tỏ là: 3,4 ‘, 5-trihydroxy-6,7-dimethoxyflavone (1), 3, 3, 5-trihydroxy-4′, 6,7-trimethoxyflavone (2), chrysosplenetin B (3 ), 5-hydroxy-4 ‘, 7-dimethoxyflavanone (4), 5, 7, 4′-trihydroxy-3, 3′-dimethoxyflavone (5), artemitin (6), quercetin (7), pinostrobin (8), luteolin (9) và apigenin (10).

– Ở một nghiên cứu khác các nhà khoa học đã tìm thấy thêm 19 hợp chất có trong cây là: pterodondiol (1), acid ilicic (2), artemitin (3), chrysosplenetin B (4), 3,5-dihydroxy-3 ‘, 4′, 6, 7-tetramethoxyflavone (5), chrysosplenol D (6), 5 , 6, 4′-trihydroxy-3, 7-dimethoxyflavone (7), quercetin (8), tamarixetin (9), patuletin (10), quercetin-3-O-beta-D-galactopyranoside (11), patuletin-3 O-beta-D-glucopyranoside (12), helichrysoside (13), 4, 5 , 7-trihydroxy-6-methoxyflavone-3-O-beta-D-rutinoside (14), kaempferol-3-O-beta D-glucopyranoside (15), stigmasterol (16), stigmasterol 3-O-beta-D-glucopyranoside (17), acid 2-hydroxy-benzoic (18), beta-sitosterol (19).

-> Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, NXB Y học, Hà Nội.

2. Phạm Hoàng Hộ, 2000, Cây cỏ Việt Nam, Quyển III NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

3. Liu B, Zhang T, X Zhang, Ye W, Li Y., 2010. Chemical constituents of Laggera pterodonta.  Zhongguo Zhong Yao Za Zhi35(5): 602-606.

4. Lu P, Wu JM, Chen LJ, Li W., 2014. Chemical constituents from Laggera pterodonta. Zhong Yao Cai 37(5):816-9.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/12\/cay-luc-lang-yhocbandia.png","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/12\/cay-luc-lang-yhocbandia.png","subHtml":""}]