Cỏ tháp bút

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

– Căn cứ khoá phân loại thực vật.

– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 09-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

– Tên thường gọi: Mộc tặc, Cỏ tháp bút xòe, Thân đốt xòe…

– Tên khoa học: Equisetum diffusum D. Don

* Lớp:  Equisetopsida C. Agardh.

* Phân lớp:  Equisetidae Warm.

* Bộ:  Equisetales DC. ex Bercht. & J. Presl

* Họ: Equisetaceae Michx. ex DC.

* Chi: Equisetum L.

* Loài: Equisetum diffusum D. Don

+ Một số thông tin khoa học của  Equisetum diffusum D. Don

– Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 555, NXB Y học, Hà Nội. Cỏ tháp bút có vị ngọt hơi đắng, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, minh mục thoái ế. Công dụng:  “Cây được dùng làm thuốc cầm máu, chữa trĩ, đau mắt, ho, hen. Ở Vân Nam (Trung Quốc), Cây được dùng trị cảm mạo sốt cao, mắt có màng và gãy xương.”

– Ở nước ngoài Equisetum diffusum D. Don đã có một số nghiên cứu sau:

1. Thành phần hóa học: Từ các phần trên mặt đất của E. diffusum, Các nhà khoa học đã tách được bốn hợp chất là, sammangaoside A, kaempferol 3-O-sophoroside, L-tryptophan và (3S, 5R, 6S, 7E, 9s) -megastigman-7-ene-5,6-epoxy- 3,9-diol 3-O-beta-D-glucopyranoside.

-> Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, NXB Y học, Hà Nội.

2. Đỗ Tất Lợi, 1999, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

3. Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

4. Phạm Hoàng Hộ, 1999, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

5. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập I, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/05\/Thap-but-yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/05\/Thap-but-yhocbandia.jpg","subHtml":"C\u1ecf th\u00e1p b\u00fat"}]